Mùa hè nóng nực, mẹ chú ý 5 điểm sau, bé vừa mau lớn lại chẳng lo uống viên thuốc nào

Quỳnh Trang 2020-05-13 06:00
- Mùa hè nóng nực khiến nhiều bé cảm thấy chán ăn và dễ ốm. Đây là vấn đề làm nhiều mẹ lo lắng.

1. Ăn nhiều rau quả tươi

Rau và trái cây tươi chứa nhiều khoáng chất và vitamin, có lợi có sự phát triển của bé. Cà chua giúp tăng cường chức năng dạ dày, làm dịu cơn khát cũng như thanh nhiệt, giải độc. Bạn nên cho bé ăn trứng hấp cà chua hoặc canh cà chua. Dưa chuột có hương vị thơm mát. Loại rau này chứa nhiều axit amin và vitamin. Mướp cũng là loại rau giúp thanh nhiệt, giải độc. Dưa hấu là loại quả giúp giải nhiệt, làm dịu cơn khát, lợi tiểu, giàu vitamin. Ngoài ra, lê, đào, nho, dâu, v.v ... cũng là những loại trái cây rất tốt trong mùa hè. 

Mùa hè nóng nực, mẹ chú ý 5 điểm này, bé vừa mau lớn lại chẳng lo uống viên kháng sinh nào

2. Bổ sung nước kịp thời

Vào mùa hè, nhiệt độ cao và bé ra mồ hôi nhiều. Bạn nên bổ sung nước kịp thời, tốt nhất là nước đun sôi cho bé. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé uống thêm các loại nước ép trai cây, rau, canh để bổ sung nước kịp thời, cải thiện tiêu hóa, hấp thu và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Mùa hè nóng nực, mẹ chú ý 5 điểm này, bé vừa mau lớn lại chẳng lo uống viên kháng sinh nào

3. Cung cấp lượng đạm cho trẻ

Do thời tiết nắng nóng vào mùa hè, em bé vận động tương đối nhiều và tiêu thụ nhiều năng lượng. Thời tiết nóng cũng khiến trẻ ngủ ít hơn. Do đó, mẹ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé. Trong số đó, việc cung cấp đầy đủ chất đạm là điều cần thiết. Sữa, trứng, các sản phẩm từ đậu nành và thịt đều giàu chất đạm nhưng cũng chứa nhiều kẽm và canxi. Khi nấu nướng đồ ăn cho bé, mẹ chú ý sử dụng các phương pháp nấu nướng nhẹ nhàng, lành mạnh như hấp, luộc, hầm.

Mùa hè nóng nực, mẹ chú ý 5 điểm này, bé vừa mau lớn lại chẳng lo uống viên kháng sinh nào

4. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời tiết mùa hè nóng bức và thức ăn dễ bị hỏng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn đồ ăn được nấu trong ngày. Bạn cần hạn chế cho trẻ ăn thức ăn đã để trong tủ lạnh để tránh ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày cấp tính. Bộ đồ ăn của em bé nên được để riêng, làm sạch và khử trùng mỗi lần dùng và đặt ở nơi thích hợp để tránh côn trùng và ruồi bọ. Bạn cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân cho bé trước và sau khi ăn.

5. Hạn chế cho bé ăn đồ ăn, đồ uống lạnh

Thời tiết nóng nực, đồ uống lạnh và ngọt là những món đồ yêu thích của các bé. Nhưng bạn nên hạn chế cho bé ăn những loại đồ ăn này. Ăn quá nhiều đồ ăn/đồ uống lạnh sẽ gây mất cảm giác ngon miệng, thậm chí là nôn mửa hoặc tiêu chảy ở trẻ. Bạn nên cho trẻ ăn/uống đồ lạnh 1 giờ sau bữa ăn hoặc buổi chiều và tránh cho trẻ ăn/uống đồ lạnh trước bữa ăn. Ăn quá nhiều đồ ăn/uống lạnh sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa và kích thích ruột, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của bé và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy và đau bụng. Ngoài ra, bạn nên tránh cho bé ăn đồ chiên, cay, nhiều dầu mỡ.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Có những mối tình rồi cũng trở thành hồi ức đẹp