Món ăn trẻ có thể ăn bốc nhưng lại nhiều dinh dưỡng, mẹ đừng ngại cho vào thực đơn

2017-05-14 18:46
- Khi có thể cầm, nắm được đồ vật, bé có thể tự ăn mà không cần đến sự trợ giúp của mẹ nên cho ăn những món này để bé chủ động ăn uống.

Bé sơ sinh đã có khả năng bẩm sinh để cầm nắm các đồ vật. Nhưng phải mất ít nhất một năm để bé hoàn thiện kỹ năng nhặt và giữ mọi thứ an toàn trong tay. Bé bắt đầu xuất hiện kỹ năng này ở tháng thứ 3 và tiến bộ dần lên ở những tháng tiếp theo. Các mẹ nên tập cho các bé tự ăn bắt đầu với những thực phẩm đơn giản.  

1. Bánh mì  

Ở tháng thứ 3, các bé đã biết nhận biết những gì thích cầm và cố gắng nhặt chúng lên. Mẹ có thể cho bé tập cầm những vật mềm, xốp như một chiếc bánh quy, bánh gạo hay mẩu bánh mì, hãy cứ để bé cầm cho đến khi mọi thứ trong tay bé trở nên vỡ vụn. Khi bé cầm chắc được các vật, mẹ cho bé cầm những mẩu bánh mì nhỏ hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý tránh để bé bị hóc khi ăn.  

2. Pho mát  

Pho mát là thực phẩm cung cấp đầy đủ protein, canxi, khoáng chất cho trẻ. Trước tiên, mẹ cho bé tập ăn với những loại có hương vị nhẹ nhàng như phomat trắng của Ý, phomat dày. Mẹ nên cắt nhỏ ra cho bé dễ cầm. Khi đã ăn quen, mẹ có thể bổ sung danh sách các loại phomat với nhiều hương vị khác nhau cho bé. Tuy nhiên, các mẹ không nên chọn loại pho mát mềm của Pháp và Hy lạp, bởi chúng có chứa vi khuẩn Listeria gây ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, pho mai que không phải là sự lựa chọn lí tưởng cho trẻ, chỉ trừ khi chúng đã được cắt nhỏ ra.  

3. Hoa quả  

Để trẻ tập ăn hoa quả, các mẹ nên cho bé ăn những loại quả mềm như chuối, lê. Ngoài ra, các loại quả như xoài, đào, mơ, dưa mật và dưa đỏ cũng hấp dẫn với trẻ. Các mẹ chú ý không cho con ăn những quả chưa chín hoặc cứng, vì chúng có thể khiến trẻ bị hóc, nghẹn.  

Để trẻ tập ăn hoa quả, mẹ nên cho con ăn những loại quả mềm như chuối, lê - Ảnh minh họa  

4. Rau  

Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên nấu hoặc xay nhuyễn các loại rau để bé dễ ăn hơn. Mẹ có thể cắt nhỏ bông cải xanh hoặc súp lơ, cho bé cầm tay thay cho trò chơi. Khoai tây, cà rốt, quả bí ngô khi được nấu nhuyễn, có vị ngọt giúp trẻ ăn ngon miệng. Ngoài ra, quả bơ được đánh giá là thực phẩm tốt cho não bộ của bé. Các mẹ không nên cho bé cầm các loại rau quả cứng, dễ gây nguy hiểm cho trẻ.  

5. Cá  

Cá là sản phẩm hoàn hảo, chứa nhiều protein, canxi, sắt và omega 3 có lợi cho tim. Ngoài ra, cá có thể giúp giảm bớt eczema (chàm bội nhiễm) và kích thích sự phát triển của trí não. Mẹ nên nướng hoặc luộc những loại cá thịt trắng như cá tuyết, các bơn cho bé ăn. Các mẹ không nên chọn cá kiếm, cá kình, cá thu... vì trẻ dễ bị ứng. Mẹ nhớ nhặt bỏ hết xương cá, tránh cho con bị hóc.  

6. Thịt viên  

Mẹ có thể bổ sung lượng sắt cho con bằng các món ăn từ thịt, đặt biệt thịt được chế biến theo kiểu băm viên. Mẹ tránh viên thịt quá to, chỉ đủ vừa cho bé cầm. Khi ăn, mẹ cắt nhỏ miếng thịt để giúp con dễ ăn hơn.  

Thịt viên kích thước đủ vừa giúp bé dễ cầm - Ảnh minh họa  

7. Mì  

Sẽ phải mất một thời gian, con mới có thể dùng nĩa để ăn mì. Trước đó, mẹ cứ để con ăn bằng tay, với điều kiện tay bé phải được rửa sạch sẽ, tránh bị nhiễm khuẩn khi ăn. Mẹ nên nấu cho mì mềm, không nên nấu sần sật, vì như thế trẻ sẽ khó ăn, sau đó cắt mì thành những đoạn nhỏ.  

8. Lòng đỏ trứng  

Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ không nên cho bé ăn lòng trắng trứng cho đến khi bé lên một tuổi. Vào khoảng 6 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho con ăn lòng đỏ. Sau khi luộc chín, mẹ nên cắt thành từng miếng nhỏ cho con dễ ăn.  

Theo Thanh Loan/Khampha

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 tuyệt chiêu triệt lông vùng bikini tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhất