Mẹ Ninh Bình quặn lòng sinh con không mũi: Cảnh báo những loại thuốc tránh dùng khi mang thai

2018-09-20 10:47
- Vì lỡ uống thuốc say xe và các loại thuốc trị cảm cúm trong thời gian mang bầu, chị Phạm Oanh xót lòng khi sinh ra con trai với phần mũi bị dị tật hoàn toàn.

Lỡ uống thuốc khi mới cấn thai, em bé sinh ra bị dị tật không có mũi

Việc uống thuốc trong thai kỳ khiến đứa bé sinh ra bị dị tật vẫn thường xảy ra ở các bà bầu thiếu hiểu biết, không trang bị kiến thức mang thai.

Thế nhưng sự việc mới đây của bà mẹ có tên Phạm Oanh (20 tuổi – Ninh Bình) con sinh ra mang dị tật ở mũi sau khi uống thuốc chống say ô tô và vài lần va chạm xe máy, thêm trận cúm nặng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, người mẹ này đã sử dụng thuốc trong thời kỳ mang bầu.

Mẹ Ninh Bình quặn lòng sinh con không mũi: Cảnh báo những loại thuốc tránh dùng khi mang thai

Em bé sinh ra với phần mũi bị tật do mẹ sự chủ quan của người mẹ (Ảnh nhân vật cung cấp)

Suốt thai kỳ, chị Oanh đã không ít lần suy sụp vì được chẩn đoán thai nhi có biểu hiện bất thường. Ngày bé Trương Gia Phong được sinh ra, chị như chết lặng khi phần mũi của con bị dị tật hoàn toàn, sống mũi ngắn (theo lời bác sĩ nhận định).

Ngày nhận được tin bác sĩ cảnh báo về túi thai bất thường, mình dù rất sốc và lo sợ nguy cơ sinh con có thể bị dị tật nhưng vẫn quyết tâm giữ lại đứa con trong bụng bằng được” – chị Oanh nói.

Giờ đây cậu con trai bé bỏng của chị vừa tròn 2 tháng tuổi, thi thoảng trái nắng trở trời lại khó ăn khó ngủ khiến vợ chồng chị không khỏi xót xa. Ngồi bần thần bên chiếc giường kể lại chặng đường mang thai đầy vất vả với những trận cúm nặng. Chị lại cảm thấy ân hận vì chính sự chủ quan của mình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cậu con trai kháu khỉnh.

Sự việc lại thêm một lần nữa góp thêm một tiếng nói cảnh tỉnh mạnh mẽ đến các bà mẹ đang và sắp mang bầu. Từ vụ việc này, tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn (Phó tổng thư ký Tổng hội Y học, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam) cảnh báo một số loại thuốc không cần kê đơn mẹ bầu nên tránh sử dụng trong suốt thai kỳ vì chúng có thể để lại những dị tật bẩm sinh cho em bé sắp chào đời.

13 loại thuốc nên tránh dùng khi mang thai

- Thuốc chống dị ứng Antihistamine

Trong suốt quá trình mang thai, chị em nên tránh sử dụng antihistamine nếu các mẹ dị ứng với thành phần hoạt chất có trong loại thuốc này. Để tránh lên cơn hen hoặc tránh lên cơn dị ứng, nên cố gắng thực hiện một số thói quen đơn giản hàng ngày, ví dụ như giữ nhà cửa sạch sẽ, để giày dép bẩn ở ngoài cửa và bật máy điều hòa để lọc sạch không khí.

Antihistamine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong khi mang thai, ví dụ như khô miệng, chóng mặt và buồn ngủ. Chị em có thể thử thực hiện một số can thiệp không dùng thuốc để điều trị chứng dị ứng và hen suyễn như tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga, hoặc xịt nước muối vào mũi.

- Thuốc chống ngạt mũi

Thuốc chống ngạt mũi có thể giúp mẹ bầu chống lại các triệu chứng ngạt mũi, ngứa mũi và chảy nước mặt. Bác sỹ có thể sẽ khuyên mẹ bầu hạn chế sử dụng thuốc chống ngạt mũi trong khi mang thai, vì loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, nôn mửa hoặc đau đầu.

Một trong số những phương pháp tự nhiên để chống ngạt mũi đó là hít hơi nước nóng. Chị em có thể sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc tắm nước ấm để có thể giúp làm giãn đường thở của mình.

- Các thuốc chống nấm

Khi mẹ bầu bị nhiễm nấm trong thai kỳ, mẹ bầu nến đến gặp bác sỹ sản phụ khoa để có được hướng dẫn thích hợp nhất, thay vì tự đi mua các loại thuốc chống nấm về sử dụng. Các thuốc chống nấm có thể gây hại cho việc phát triển của em bé trong bụng. Các hoạt chất có trong các loại thuốc chống nấm có thể dễ dàng đi qua hàng rào nhau thai và xâm nhập vào máu dây rốn của em bé.

- Các loại thuốc giảm đau

Nếu các chị bị đau đầu nhẹ, thì tốt nhất, nên tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau, thay vào đó, hãy thực hiện các liệu pháp thay thế như mát xa, tập yoga hoặc bấm huyệt. Các bác sỹ thường khuyên nên tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như paracetamol, acetaminophen và ibuprofen ít nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

- Thuốc trị mụn

Trong suốt quá trình mang thai, sự mất cân bằng hormone trong cơ thể có thể khiến làn da bị nổi mụn. Mặc dù chị em có thể có ý định dùng thuốc để vẻ bề ngoài của mình trông đẹp hơn, nhưng hãy tránh sử dụng các loại thuốc trị mụn có chứa Isotretinoin hoặc tretinoin vì chúng có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai.

Một số loại dị tật bẩm sinh có thể có liên quan đến các thuốc trị mụn bao gồm dị tật tim, dị tật não và bất thường về khuôn mặt. Khi hàm lượng hormone trong cơ thể trở về mức bình thường, mẹ bầu có thể lấy lại được làn da mịn màng như trước khi mang thai.

- Aspirin

Bác sỹ thường kê aspirin để điều trị chứng đau nửa dầu. Nhưng việc sử dụng aspirin khi mang thai có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải một số biến chứng phức tạp khác. Uống aspirin trong giai đoạn sớm của thai kỳ có thể sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và bong nhau thai của các mẹ.

Mẹ Ninh Bình quặn lòng sinh con không mũi: Cảnh báo những loại thuốc tránh dùng khi mang thai

Bác sỹ có thể sẽ khuyên mẹ bầu hạn chế sử dụng thuốc chống ngạt mũi trong khi mang thai (Ảnh minh họa)

- Kháng sinh

Khi các mẹ bị sốt kéo dài trong khi mang thai có thể sẽ cần phải uống đủ liều kháng sinh theo quy định của bác sỹ. Tuy nhiên, các mẹ nên tránh sử dụng một số loại kháng sinh như tetracycline và streptomycin trong khi mang thai.

- Thuốc an thần

Các loại thuốc an thần như Libirium và Valium không nên sử dụng khi mang thai. Nghiện sử dụng thuốc an thần, đặc biệt là trong khi mang thai, có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng cai của em bé.

- Thuốc chống co giật

Sử dụng các thuốc chống co giật trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai của các mẹ. Diazepam và Clonazepam là một số loại thuốc chống co giật mẹ bầu nên tránh sử dụng trong thai kỳ.

- Thuốc ức chế MAO

Chị em nên tránh sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm có chứa các chất ức chế MAO như Isocarboxazid hoặc Phenelzine. Khi bị trầm cảm nặng, hãy cố gắng tuân thủ một số liệu pháp khác, không dùng thuốc, ví dụ như luyện tập các kỹ năng thư giãn.

- Các loại thuốc bất hợp pháp

Tiêu thụ các loại thuốc bất hợp pháp, ví dụ như amphetamine trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các dị tật tim của em bé trong bụng. Khi sử dụng những loại thuốc này trong thai kỳ, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về nhau thai, tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.

Sử dụng cocaine trong khi mang thai có thể gây ra các cơn cơ thắt niêm mạc tử cung, có thể dẫn đến xuất huyết nặng và sảy thai. Cần sa có thể làm tăng nguy cơ làm suy yếu sự phát triển của thai nhi. Một số dị tật khác mà cần sa có thể gây ra là cân nặng khi sinh thấp, sinh non và chậm phát triển.

- Vitamin A liều cao

Bác sỹ sản phụ khoa có thể sẽ không cho mẹ bầu sử dụng vitamin A liều cao trong khi mang thai. Liều vitamin A khuyến nghị sử dụng khi mang thai là 8.000 IU/ngày. Sử dụng vitamin A liều cao trong khi mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh cho em bé và gây ngộ độc gan.

- Thảo dược

Một số loại thảo dược có thể sẽ an toàn trong khi mang thai, nhưng cũng có một số loại thảo dược nhất định nên tránh sử dụng khi mang thai. Những thảo dược nên tránh sử dụng khi mang thai là lô hội (nha đam), nhân sâm, quế, cam thảo, hương thảo, cỏ thi, cây ma hoàng, ngải cứu.

Mẹ Ninh Bình quặn lòng sinh con không mũi: Cảnh báo những loại thuốc tránh dùng khi mang thai

Khi bác sỹ hạn chế các chị sử dụng một số loại thuốc không kê đơn nhất định, thì các chị em vẫn có thể thực hiện một số can thiệp không dùng thuốc để giải quyết vấn đề. (Ảnh minh họa)

Những điều cần nhớ khi sử dụng các loại thuốc trong thai kỳ

Khi bác sỹ hạn chế các chị sử dụng một số loại thuốc không kê đơn nhất định, thì các chị em vẫn có thể thực hiện một số can thiệp không dùng thuốc để giải quyết vấn đề.

Ví dụ, nếu bị căng thẳng, có thể thử ngồi thiền, tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga để giảm căng thẳng và giảm triệu chứng đau đầu.

Cố gắng thực hiện chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai vì có thể sẽ cung cấp cho mẹ bầu tất cả các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Dinh dưỡng đầy đủ có thể giúp em bé phát triển khỏe mạnh và cũng có thể giúp mẹ bầutránh được một số tình trạng bệnh tật.

Nghỉ ngơi nhiều, thường xuyên uống nước nếu mẹ bầu bị cảm lạnh thông thường.

Không bao giờ sử dụng bất cứ loại thuốc không kê đơn nào nếu chưa được sự cho phép của bác sỹ bởi bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh liều thấp hơn, tùy thuốc vào tình trạng của từng mẹ.

Không bao giờ được sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc với nhau vì việc này có thể sẽ gây ra một số nguy cơ nhất định với mẹ và em bé.

Một số loại thuốc không kê đơn có thể có chứa một số thành phần nên tránh khi mang thai, như caffein hay rượu. Do vậy, các mẹ nên đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng và luôn tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Theo Khám phá

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 sao Việt bị kẻ xấu tung clip riêng tư khiến dư luận phẫn nộ