Mất cân đối đầu và xương chậu khi sinh nở - mẹ phải làm sao?

Nguyễn Mai 2015-07-13 16:48
- Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ Cephalopelvic Disproportion (CPD - sự mất cân đối đầu và xương chậu) trong cấp cứu sản phụ?
Sự mất cân đối đầu và xương chậu là hiện tượng xương chậu không cho phép thai nhi đi qua ống sinh và gây nguy hiểm cho cả mẹ (vỡ tử cung) và bé (chết ngạt). Điều này có thể là do xương chậu của sản phụ nhỏ, tư thế sinh của trẻ không thuận lợi hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên. Một số các yếu tố khác cũng có thể làm biến dạng xương chậu và ảnh hưởng đến việc sinh nở của mẹ như bệnh còi xương, dị dạng xương chậu do bệnh bại liệt hoặc gãy xương chậu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầu đủ những kiến thức cơ bản về hiện tượng mất cân đối đầu và xương chậu này.
Những điều cần biết về sự mất cân đối đầu và xương chậu khi sinh con
1. Cả xương chậu của mẹ và đầu trẻ sơ sinh đều không cố định
Xương chậu không phải là một xương cố định mà bao gồm một vài xương được gắn kết lại với nhau bằng dây chằng. Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn giải phóng hoóc-môn relaxin khiến dây chằng và khớp xương bị nới lỏng ra, tạo điều kiện cho việc sinh em bé dễ dàng hơn. Sự hoạt động của hoóc-môn này có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chân tay mệt mỏi và khó chịu trong suốt thai kỳ.
Đầu em bé cũng vậy. Hộp sọ trẻ sơ sinh bao gồm các xương tách biệt cho phép đầu của bé có thể dịch chuyển để vừa với ống sinh khi ra ngoài. Những chiếc xương đó thực chất chưa hợp nhất và mềm. Thông thường, chúng ta hay gọi phần xương đó là thóp.
2. Tư thế nằm của trẻ có thể tác động đến độ khó của ca sinh
Nếu em bé ở tư thế nằm tựa vào lưng của mẹ hoặc ở tư thế nửa ngồi lúc sinh, điều này có thể làm chênh lệnh vị trí ra của đầu em bé qua xương chậu 30%. Lúc này, ngồi xổm hoặc chống 2 tay, 2 chân xuống đất là vị trí sinh em bé tối ưu nhất.
Những điều cần biết về sự mất cân đối đầu và xương chậu khi sinh con
3. Chẩn đoán sự mất cân đối đầu và xương chậu
Hãy hỏi kĩ bác sĩ để được chẩn đoán sự mất cân đối đầu và xương chậu thường xuyên trước khi sinh. Kết quả chẩn đoán sẽ giúp bạn biết cách đối phó với các tình huống khi sinh và sinh con an toàn. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi và mẹ.
4. Tìm hiểu về vị trí thai nhi thuận lợi cho việc sinh 
Tất cả các bà mẹ không nên bỏ qua việc theo dõi vị trí của thai nhi trong bụng, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ. Đầu thai nhi lộn ngược và ra trước là vị trí thuận lợi nhất cho một ca đẻ thường. Các tư thế khác như chân ra trước hoặc mông chặn ống sinh là những tư thế lệch ống sinh gây nguy hiểm cao cho cả mẹ và bé.
5. Hãy tham gia một lớp học tiền sản
Lớp học này sẽ trang bị cho các bà bầu những kiến thức căn bản để đối phó với các tình huống sinh đẻ và nuôi trẻ sơ sinh. Đồng thời lớp học cũng giúp các bà bầu cảm thấy thư giãn và tự tin hơn để ứng phó với các tình huống sinh không thuận lợi như phát hiện ra những dấu hiệu của sự mất cân đối đầu và xương chậu.
6. Siêu âm đúng lịch
Những điều cần biết về sự mất cân đối đầu và xương chậu khi sinh con
Siêu âm là việc làm cần thiết giúp bà bầu theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên bỏ qua việc siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ và siêu âm ít dần trong những tháng cuối của thai kỳ để đối phó với tình trạng mất cân đối đầu và xương chậu cũng như các biến chứng khác trước khi sinh.
Nguyễn Mai Nguồn: BB
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Các mỹ phẩm ĐẠI KỴ với nhau, nếu dùng chung làn da sẽ bị tàn phá nặng nề