LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình gây tê ngoài màng cứng khi sinh

2018-06-15 06:30
- Để giảm cơn đau đẻ, nhiều mẹ chọn phương pháp tiêm gây tê ngoài màng cứng trước khi sinh. Tuy nhiên, ít ai biết sự thực quá trình diễn ra như thế nào và những ảnh hưởng sau đó.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là thủ thuật gây mê hồi sức. Các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ bơm một lượng thuốc tê nhỏ liên tục vào khoang ngoài màng cứng bao bọc xung quanh tủy sống để giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ. Nhờ đó, bà đẻ sẽ đỡ mất sức, cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra nhanh và nhẹ nhàng hơn.

Nhiều mẹ đã từng tiêm gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau. Nhưng thường các mẹ cũng chẳng biết bác sĩ làm gì sau lưng mình đâu phải không?

Đây là hình ảnh của toàn bộ quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng được cắt ra từ clip. Các mẹ hình dung kỹ:

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

Gây tê ngoài màng cứng được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chuyển dạ giúp mẹ bầu đỡ bị đau và sinh nở dễ dàng hơn. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được sử dụng lần đầu tiên vào đầu những năm 1900. Nhưng phải tới 70 năm sau đó, thủ thuật này mới trở nên phổ biến và được các mẹ bầu chọn lựa nhiều.

Không thể phủ nhận những ưu điểm của thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nhược điểm nhất định. Ngoài ra nếu gây tê màng cứng không đúng thời điểm sẽ khiến cơn chuyển dạ kéo dài hơn, thậm chí dẫn đến những ca sinh khó.

Mời các mẹ cùng tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm của phương pháp đẻ không đau này:

Cảm giác đau đớn khi tiêm gây tê ngoài màng cứng

Cảm giác đau do gây tê cũng kinh khủng, không kém cảm giác đau chuyển dạ vì ngoài mũi tiêm thuốc tê ban đầu, còn có công đoạn luồn ống nhựa vào trong cột sống sau đó. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh thì các mẹ vẫn có thể đón nhận nó một cách tốt nhất. Các ống kim gây tê ngoài màng cứng chỉ được đặt tại chỗ tiêm trong vòng 1-2 phút, đủ dài để đưa một ống thông dài, mỏng và đàn hồi vào, có kích thước như một chiếc bút chì vào khoang màng cứng. Ống kim gây tê tủy sống thậm chí còn nhỏ hơn, chỉ như một sợi tóc.

Nhưng trước khi thủ thuật này diễn ra, vùng được tiêm sẽ được gây tê cục bộ bằng một mũi tiêm rất nhanh và nhỏ, trong khoảng 10 giây. Và khi tiến hành thủ thuật gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống, mẹ sẽ cảm thấy có áp lực, nhưng sẽ không cảm thấy đau nữa.

Thuốc tê tiêm ngoài màng cứng chỉ có tác dụng giảm đau 70% chứ không phải 100% như các mẹ vẫn nghĩ.

Phản ứng phụ sau tiêm kinh sợ

Sau sinh, nhiều bà mẹ đã từng tiêm gây tê ngoài màng cứng bị đau lưng rất dữ. Sự thật là gây tê ngoài màng cứng an toàn trong hầu hết các trường hợp. Nếu thực sự có biến chứng có xảy ra thì nó chỉ có thể là những ảnh hưởng ngắn hạn, hơi khó chịu nhưng rất hiếm khi gây đe dọa tính mạng.

Phản ứng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng là tụt huyết áp. Tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng thuốc gây tê liều cao và có thể ảnh hưởng đến em bé. Nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ không có ảnh hưởng gì đến cả mẹ và em bé. Ngoài ra, có thể một số mẹ có cảm giác buồn nôn, tỷ lệ ảnh hưởng đến 20-30% số ca tiêm. Hoặc có thể ngứa, tỷ lệ ảnh hưởng từ 30-50% số trường hợp.

Một tình huống khác là mẹ có thể sẽ bị sốt trong khi chuyển dạ và thường xảy ra với khoảng 20% số trường hợp. Chưa có lý giải về hiện tượng này nhưng một giả thiết cho rằng do không cảm thấy đau nên cũng bớt gắng sức và ít đổ mồ hôi hơn. Và đó là lý do khiến cơ thể khó thoát nhiệt hơn. Tình trạng sốt sau khi tiêm gây tê màng cứng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của em bé, nhưng do hiện tượng sốt chưa rõ ràng và nghi vấn nhiễm trùng của trẻ sơ sinh nên nhiều bà mẹ và em bé có xu hướng phải sử dụng thuốc kháng sinh.

Một biến chứng khác, rất hiếm gặp, chỉ xảy ra với 1% số bệnh nhân là đau vùng cột sống, kéo dài trong vài ngày và khiến cho mẹ vô cùng khó chịu.

Những biến chứng rất hiếm gặp bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, thở chậm hoặc ngừng thở, co giật, thậm chí tử vong nếu thuốc được tiêm đột ngột vào dòng máu. Tuy nhiên, các bác sỹ gây mê thường đã được đào tạo và sẽ không bao giờ để tình huống này xảy ra.

Tuy không có công nhận khoa học nhưng không ít bà mẹ sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng cho biết trí nhớ của họ đã suy giảm đáng kể (Cái này ở trường hợp của em chưa rõ lắm nên chưa thể khẳng định ạ!).

Thuốc tiêm gây tê màng cứng có hại cho bé?

Bất kỳ loại thuốc nào bạn sử dụng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, sinh con cũng có thể có tác động đến em bé. Tuy nhiên, với thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, lượng thuốc đi vào dòng máu của bạn là khá nhỏ và với thủ thuật gây tê tủy sống, lượng thuốc còn ít hơn nữa. Cần có nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này, nhưng hiện tại vẫn chưa có bằng chứng chứng minh rằng một lượng nhỏ thuốc mà em bé hấp thu vào cơ thể có thể gây hại cho em bé.

Sự khác biệt giữa tiêm gây tê ngoài màng cứng và tiêm gây tê tủy sống:

Tiêm gây tê ngoài màng cứng hay tiêm gây tê tủy sống đều là những phương pháp giảm đau trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên giữa hai cái này rất khác nhau.

Trong khi tiêm gây tê ngoài màng cứng là tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng và chỉ có tác dụng sau 15 phút thì gây tê tủy sống sẽ trực tiếp tiêm thuốc gây tê vào dịch não tủy và tác dụng của thuốc sẽ phát huy ngay sau 5 phút.

LẠNH SỐNG LƯNG khi xem clip cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng thường dùng trong sinh thường để giảm cơn đau đẻ nên thường được gọi là phương pháp sinh không đau.

Còn gây tê tủy sống lại thường được dùng khi mổ lấy thai.

Những ai không thể lựa chọn thủ thuật này?

Để thực hiện một ca gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ phải khám thật chi tiết cho bà bầu về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, cơn co thắt để tiên lượng xem liệu bạn có phù hợp với phương án đẻ không đau này hay không. Thông thường, mẹ bầu sẽ không được thực hiện phương án này với 6 nguyên nhân sau:

- Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.

- Chất lượng máu của bà bầu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.

- Tình trạng thừa cân khiến bác sĩ gây mê khó có thể xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.

- Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.

- Viêm nhiễm ở vùng lưng cũng cản trở việc thực hiện phương pháp này.

- Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).

Thùy Linh (T.H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vì sao Cristiano Ronaldo và bạn gái chưa kết hôn?