Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc vùng thóp cho con
2015-05-23 15:36
- Vùng thóp tuy chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ trên đầu bé, nhưng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ bản của bé.
Tin liên quan
Vùng thóp tuy chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ trên đầu bé, nhưng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ bản của bé. Thực tế, thóp là nơi xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết, chia ra thành 2 phần thóp trước và thóp sau.
Thông thường, thời gian đóng thóp trung bình là khoảng 14 tháng. Có khoảng 1% trẻ sẽ đóng thóp chỉ sau 3 tháng đầu đời, số còn lại thường đóng thóp vào khoảng 12-14 tháng. Đến khoảng 24 tháng thì đến 96% trẻ đều đã đóng thóp.
Chức năng của thóp
Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ đ bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.
Giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.
Sờ vào thóp có ảnh hưởng gì không?
Nhiều cha mẹ lo lắng khi chạm phải thóp mềm của bé. Nhưng thực tế, việc bạn chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé. Thóp gồm nhiều màng dày, vì thế, bạn sẽ không thể làm bé bị thương bằng việc chạm nhẹ.
Thóp đóng sớm
Thóp trẻ khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý. Thông thường khi khám bệnh, các bác sĩ nhi khoa trước khi hỏi về triệu chứng bệnh của trẻ, việc đầu tiên là sờ tay vào thóp trẻ để sơ bộ hiểu được tình hình phát triển và sức khỏe của trẻ vì thóp như là một “cửa sổ” qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ.
Nếu thóp trẻ khép lại sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Do thóp và xương khép lại sớm đã hạn chế sự phát triển của đại não, ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ. Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X quang gây nên, cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.
Thóp đóng muộn
Ngược lại, nếu thóp và khe xương cần đóng lại mà không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên.
Tại sao thóp lại quan trọng?
Bạn cần biết rằng hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ sẽ giúp bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài trong quá trình chào đời. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi này của thóp, bé sẽ có nguy cơ bị chảy máu trong não. Ngoài ra, những tháng đầu đời, nhất là khi bé học lẫy, học bò… bé rất dễ bị tổn thương (nhẹ) ở vùng đầu. Lúc này, thóp có tác dụng như “miếng đệm” để bảo vệ cho bé khỏi nguy cơ chấn thương sọ não.
Cách chăm sóc vùng thóp cho bé
Bạn có thể chăm sóc cho vùng thóp của bé một cách bình thường, có thể chạm vào nhẹ nhàng mà không hề gây nguy hại gì cho bé. Trong trường hợp nếu thấy thóp trước phồng lên, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ vì rất có khả năng trẻ bị các bệnh như huyết áp, viêm màng não… gây tăng áp lực nội sọ. Ngược lại, nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên.
Như vậy, việc sờ vào thóp trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng khi sờ cần nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ. Ngoài việc sờ vào thóp, bạn cũng nên quan sát bên ngoài cũng như vòng đầu của trẻ để kết hợp với thóp mà có được kết luận đúng đắn.
NT
(Theo CS M& B)
(Theo CS M& B)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
3 con giáp sau rất dễ trúng 'tiếng sét ái tình'