Góc thú vị: Tất tần tật những trạng thái tử cung trải qua trong các giai đoạn của thai kỳ

2020-09-05 13:15
- Mẹ hãy thử nhìn xem trong thai kỳ tử cung đã trải qua các trạng thái như thế nào nhé.

1) Giai đoạn mang thai sớm

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tức là thời kỳ phôi thai, em bé chỉ có kích thước 0,5cm. Đến khoảng 1 tháng thì em bé đã lấp đầy khoang bụng hoàn toàn nhưng hình dáng bụng bầu của mẹ vẫn không thay đổi.

Góc thú vị: Tất tần tật những trạng thái tử cung trải qua trong các giai đoạn của thai kỳ

Theo khảo sát, hầu hết phụ nữ mang thai sau sáu tuần bắt đầu xuất hiện trường hợp đi tiểu nhiều lần, tùy theo vị trí phía trước và phía sau của tử cung mà tần suất đi tiểu, thời gian sẽ có chút khác biệt.

Cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, tử cung sẽ chuyển từ kích thước quả lê sang kích thước bằng quả bưởi, trong giai đoạn này tử cung trở nên lớn hơn và chèn ép lên bàng quang và trực tràng, đây là lý do nhiều mẹ bầu thường có cảm giác muốn đi vệ sinh khi mang thai.

2) Tam cá nguyệt thứ hai

Góc thú vị: Tất tần tật những trạng thái tử cung trải qua trong các giai đoạn của thai kỳ

Bước sang tuần thứ 16 của thai kỳ, do tử cung to hơn, các cơ và dây chằng của bụng sẽ bị căng, mẹ bầu có thể cảm thấy bụng quặn thắt hoặc xẹp xuống vì căng tức .

Khi thai được 20 tuần, tử cung đã di chuyển lên trên, nằm ngang dưới rốn khoảng một đốt ngón tay (1,8cm) là đáy tử cung. Khi thai được 24 tuần, tử cung tiếp tục giãn nở và di chuyển lên trên 8cm so với rốn. Điều này sẽ khiến nhiều mẹ bầu bị tức ngực do áp lực, một số mẹ bầu sẽ bị trào ngược axit. Trong thời gian này, hãy cố gắng ăn ít lại, chia nhiều bữa, và nằm nghiêng càng nhiều càng tốt.

3) Tam cá nguyệt thứ ba

Thai 28 tuần là đã bước sang tam cá nguyệt thứ 3. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ sưng phù của thai nhi, lúc này tử cung giống như một quả bóng và đồng loạt thổi phồng lên khiến bà bầu thở kém, ợ chua, có thể bị táo bón, phù chân.

Góc thú vị: Tất tần tật những trạng thái tử cung trải qua trong các giai đoạn của thai kỳ

Cho đến tuần thứ 36 của thai kỳ, sau khi thai nhi đủ tháng, tử cung của mẹ đã to bằng quả dưa hấu và thể tích đã tăng lên khoảng 5000ml. Khi đó, nhiều thai nhi đã đi vào khung xương chậu, cảm giác khó chịu trong bụng của mẹ cũng có thể giảm đi rất nhiều. Tuy vậy, áp lực lên bàng quang lại tăng lên, mẹ bầu sẽ đi vệ sinh nhiều lần, một số mẹ còn bị đau bụng dưới và đau xương mu.

4) Khi sinh con

Góc thú vị: Tất tần tật những trạng thái tử cung trải qua trong các giai đoạn của thai kỳ

Trong quá trình sinh nở, tử cung sẽ liên tục co thắt để mở ra tối đa khoảng 10cm để giúp em bé chào đời thuận lợi.

Lúc này, nước ối và nhau thai trong tử cung sẽ cùng em bé chảy ra ngoài, tử cung sẽ xẹp xuống như một quả bóng bị xì hơi.

5) Sau khi sinh con

Khi sinh con thành công, tử cung sẽ từ từ di chuyển xuống vị trí ban đầu theo cơn co sau sinh. Về cơ bản, nó giảm xuống với tốc độ 1,2cm mỗi ngày, và có thể quay trở lại khoang chậu trong khoảng 10-14 ngày.
Nhưng nếu muốn hồi phục hoàn toàn thì phải đợi khoảng 6 tuần. Sau thời gian này, mẹ nên đi siêu âm lại để bác sĩ thông tin cho tình hình sức khỏe cụ thể sau sinh.

Moon/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chuyện 'ma quỷ quấy nhiễu' và lý giải khoa học