Dạy con ngoan nhờ kỷ luật không đòn roi và nước mắt
Tin liên quan
Hiện chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về sự ảnh hưởng tiêu cực của đòn roi đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, xét về thể chất và trí tuệ, nếu bạn đánh con chắc chắn trẻ sẽ bị tác động về tâm lý, tính cách, trí thông minh... thậm chí còn hình thành thói quen sử dụng bạo lực trong gia đình khi trẻ lớn lên.
Để khắc phục triệt để những hệ lụy không đáng có này, bạn cần tìm hiểu các cách dạy con ngoan 'không cần roi" hiệu quả dưới đây.
Mẹ Mỹ dạy con lịch sự, hiệu quả
Không chỉ có nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất trên thế giới mà người Mỹ còn tự hào có cách dạy con rất lịch sự mà hiệu quả. Trong đó "cấm túc" là phương pháp giáo dục con phổ biến nhất trong các gia đình ở đây.
"Cấm túc' tức là cấm con bạn không được ra khỏi nhà cho đến khi có sự cho phép của bạn. Một đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm và thích bay nhảy chắc chắn sẽ chán ghét cảnh ngồi trong nhà cả ngày. Thời gian cấm túc dài hay ngắn phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi của trẻ.
Ngồi trong nhà và chẳng được làm gì là cực hình cho trẻ con
Vậy là, chẳng cần la mắng, quát tháo hay xăm xăm cây roi, con bạn sẽ ngoan ngoãn nghe lời để được làm những điều bé thích.Thêm vào đó, các bà mẹ đừng quên dặn con tuyệt đối không được đến gần những vật nguy hiểm như: dao, ổ điện, vật nhọn...vv. Thay vì lo gặp vấn đề khi ở một mình thì hãy cho bé có thời gian nghĩ về hành động của bản thân để lớn lên mỗi ngày. Các bà mẹ Mỹ thực hành phương pháp này hiệu quả hơn mẹ Việt vì mẹ Việt có tâm lý chiều con.
Tôn trọng con ngay cả khi trẻ mắc lỗi
Với người Mỹ, con cái có quyền kiện cha mẹ nếu xúc phạm và thiếu tôn trọng chúng. Tâm lý theo kiểu ở nhà bố mẹ luôn đúng sẽ không phù hợp với môi trường giáo dục con cái hiện nay. Bởi mức sống tăng lên, trẻ cũng cần có quyền được tôn trọng và bình đẳng. Điều đó thể hiện ở việc bạn không được quyền xâm phạm đến danh dự của con.
Trẻ được quyền được tôn trọng ngay cả khi mắc lỗi
Khi trẻ làm vỡ đồ, bị thương hay phá phách, hãy bình tĩnh nói chuyện thẳng thắn về những hành động sai lầm đó. Chứ không phải dùng từ chua ngoa, quá đáng mang tính cưỡng chế, phán xét trẻ. Thói quen đó của nhiều phụ huynh khi tức giận rất dễ làm trẻ bị tổn thương, thậm chí chống đối lại cha mẹ nhiều hơn.
Lúc giận dữ, bạn rất khó giữ được những lời yêu thương với con cái như ngày thường. Tốt nhất nên yên lặng, vào phòng ngồi để bình tâm lại. Trẻ sẽ hiểu được rằng bạn đang buồn vì hành động của trẻ.
Dùng các hình phạt văn minh hơn
Đòn roi trước đây được xem là hình thức phạt con hữu dụng nhất. Để thay thế các bà mẹ hiện đại đã tự phát minh ra một số cách phạt khác hiệu quả hơn như sau:
- Để con làm việc nhà (quét nhà, lau nhà, gấp quần áo, tưới cây, trông em...)
- Không cho chơi trò chơi yêu thích trong một khoảng thời gian.
- Đừng yên
- Nói xin lỗi.
Đòn roi không giúp con bạn ngoan hơn
Chỉ cần vài cách trên đây, dù trẻ có bướng bỉnh và khó bảo ra sao thì bạn cũng đều có thể kiểm soát được.
Không quan tâm đến sai lầm mà trẻ tạo ra
Một quan niệm trong cách dạy con rất được lòng các bậc cha mẹ nữa là phớt lờ sai phạm của trẻ. Cách này thường được áp dụng với trẻ ít tuổi, chưa nhận thức nhiều. Nhất là khi con bạn khóc lóc, mè nheo để đòi hỏi một thứ gì đó không đúng hoặc vô lý.
Bạn đừng quát trẻ vội. Hãy cứ yên lặng xem như chẳng nghe thấy con nói gì. Hành động này giúp trẻ tự hiểu có lẽ bố mẹ chưa nghe thấy và cần nói rõ ràng hơn. Khi trẻ hết mè nheo, nũng nịu, bạn hãy nói cho trẻ biết: "Con muốn gì à? Giờ mẹ mới nghe thấy con nói vì lúc con mè nheo mẹ không thể nghe thấy gì hết. Lần sau con hãy nói chuyện rõ ràng để mẹ nghe thấy nhé".
Phớt lờ hành động sai của trẻ với trẻ 1 - 3 tuổi
Hoặc nếu trẻ phạm lỗi nhỏ, không gây hậu quả nghiêm trọng thì cứ giả vờ như bạn không hề hay biết. Dần dần trẻ sẽ cẩn thận, ý thức hơn trong hành động. Cách này thường dùng với trẻ ở độ tuổi từ 1 - 3.
Khen thưởng động viên nhanh và ngay
Sự bình đẳng trong gia đình còn được thể hiện ở việc thưởng phạt công minh với con. Khi mắc lỗi bị bố mẹ nhắc nhở còn khi trẻ làm tốt thì hãy dành lời khen và một món quà nhỏ để trẻ cố gắng hơn. Bạn có thể tặng bé một chiếc nơ, một cái kẹo hay món ăn bé yêu thích.
Một món quà nhỏ có thể khiến con bạn vui cả tuần đấy
Trẻ sẽ có động lực ngoan ngoãn để lần sau không phạt mà lại có quà. Cách này có thể áp dụng với trẻ ở mọi lứa tuổi.
Muốn trẻ lớn lên có nhân cách tốt, thông minh, ngay từ hôm nay, bạn hãy nói không với "đòn roi" khi giáo dục trẻ.
Trang Minh (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất