Đang mang thai, mẹ đã biết 14 sự thật "kinh điển" này chưa?
Tin liên quan
1. Các bác sĩ không biết nguyên nhân của việc mẹ thèm ăn món lạ
Khi mang bầu, hầu hết các mẹ đều gặp hiện tượng nghén, thèm ăn một món gì đó hoặc đôi khi là không muốn ăn gì cả. Đặc biệt nhiều trường hợp mẹ nghén ngẩm còn ăn các món lạ kỳ như than đá, đất, phấn,... Các chuyên gia y tế lý luận rằng, sự cần thiết cho sự kết hợp thức ăn kỳ lạ là một cách để cơ thể báo hiệu sự cần thiết của các chất dinh dưỡng mong muốn hoặc các hoocmon mới có thể làm thay đổi khẩu vị và mùi của người mẹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đây là lý do thực sự của hiện tượng này.
2. Mẹ mang thai sẽ đẹp hơn nhờ máu lưu thông tốt hơn
Nhiều mẹ thường cho rằng bầu bí là khoảng thời gian khiến mẹ bầu xấu xí, khó coi. Trên thực tế, lượng máu lưu thông nhiều hơn sẽ khiến da dẻ mẹ bầu ửng hồng và căng hơn.
3. Gần đến tuần thứ 12 của thai kỳ, tay của bé sẽ phát triển nhanh hơn chân
Ngoài ra, với chiều dài khoảng 5 cm, thai nhi có thể nặng tới 200g.
4. Móng tay của bé bắt đầu mọc ra trong khoảng thời gian đó!
Vào đúng tuần thứ 12, sẽ có nhiều sự thay đổi ở tay chân cũng như khuôn mặt của bé.
5. Mẹ có thể giữ lại máu cuống rốn giàu tế bào gốc
Bởi vì chỉ có một cơ hội để thu thập máu cuống rốn lúc sinh, việc thỏa thuận chọn ngân hàng lưu trữ với bác sĩ trước khi sinh là điều vô cùng quan trọng.
6. Những tế bào gốc từ cuống rốn có tiềm năng sử dụng trong y tế
Các tế bào gốc từ máu cuống rốn đã lưu lại, được sử dụng trong điều trị một số bệnh ung thư, rối loạn máu, rối loạn miễn dịch và rối loạn chuyển hóa.
7. Trung bình, khoảng 250.000 nơ-ron mới hình thành mỗi phút khi não đang phát triển!
Một mạng lưới phức tạp tới 10 tỷ nơ-ron được hình thành sau nhờ quá trình sản xuất nhanh chóng ấy.
8. Một lớp lông tơ sẽ được hình thành trên cơ thể bé trong suốt quá trình mang thai
Đừng vội lo lắng, bé của bạn sẽ không sinh ra với một "chiếc áo khoác" trên khắp cơ thể đâu. Lanugo là tên loại lông đầu tiên phát triển từ nang lông và rụng trong vài tuần cuối cùng của quá trình mang thai.
9. Từ trong bụng mẹ, bé đã có thể đi vệ sinh
Phân su là danh từ dùng để chỉ chất thải đầu tiên bé cho ra sau quá trình nuốt nước ối. Phân su có thể được thải ra khi gần sinh hoặc đôi khi trong khi sinh.
10. 1/10 trẻ sinh ra ở Mỹ là sinh non
Các bé sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì được tính là sinh non. Theo thống kê, có khoảng 1000 trẻ sinh non mỗi ngày ở Mỹ.
11. Sinh non có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào
Những nguy cơ dẫn đến sinh non bao gồm: mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non tự nhiên, mẹ mang đa thai (kể cả cặp song sinh, sinh ba,... ), mang thai dày, mẹ bị huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường.
12. Trong bụng mẹ, có lúc da bé trong suốt cực kỳ đẹp
Khoảng tuần thứ 24, da của em bé nhăn nheo, mờ đi, và có màu từ màu hồng nhạt đến màu đỏ do máu trong các mao mạch.
13. Thức ăn nóng có thể khiến mẹ bầu thấy khó chịu
Các loại thực phẩm nóng và ấm có mùi mạnh hơn, có thể gây buồn nôn, vì vậy hãy ướp lạnh các thực phẩm bổ dưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ về thức ăn nào sẽ có ích cho bạn và con bạn!
14. Đến tận gần ngày chào đời, bé vẫn tiếp tục phát triển
Từ tuần thứ 37 trở đi, không gian của bé trong tử cung mẹ bị thu hẹp dần. Tuy nhiên, lúc này bé vẫn tiếp tục phát triển, hoàn thiện những chức năng cuối cùng của cơ thể và thực sự không xác định được ngày mình sẽ chào đời.
Theo H.P/Khampha.vn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất