Con nhút nhát, từng bị bạn đánh nằm im khóc bất lực, mẹ trẻ làm công tác tư tưởng giúp con biết tự vệ mà vẫn là đứa trẻ ngoan

Lê Huyền 2020-10-27 06:00
- Chị Thùy Trang (23 tuổi, sống tại Hà Nội) cho rằng, trong quá trình lớn lên, trẻ đụng chạm với bạn bè là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần thực hiện vai trò của mình đúng cách để giải quyết vấn đề này.

Chị Trang chia sẻ, khi con bị đánh chị thấy rất nhiều bậc phụ huynh lựa chọn 1 trong 3 cách: Dạy con đánh lại bạn; dạy con đi mách cô giáo; dạy con đỡ lấy tay bạn tự vệ. Theo đó, chị đưa ra quan điểm rằng, tại sao không dạy con chạy đi. Bạn đánh thì chạy, rồi tránh xa bạn đó ra, giữ khoảng cách không chơi gần nữa. Hoặc có thể kết hợp dạy cả 4 cách bên trên đều được, tại sao phải chọn.

Con nhút nhát, từng bị bạn đánh nằm im khóc bất lực, mẹ trẻ làm công tác tư tưởng giúp con biết tự vệ mà vẫn là đứa trẻ ngoan

Chị Thùy Trang và bé Mon (Ảnh: NVCC)

"Bạn Mon từng là một em bé rất nhát, bị bạn đánh sẽ đúng kiểu nằm im khóc bất lực. Lúc đó thật tình mình chẳng dạy con làm gì cả, bởi vì mình muốn xem con sẽ tự đưa ra quyết định và xử lý việc này thế nào.

Sau một thời gian bị bạn đánh, cắn, cấu, thì con quyết định “36 kế, chuồn là thượng sách”. Rồi con tự biết giữ khoảng cách với bạn, cứ nhìn thấy mặt bạn đó là con tránh thật xa. Đó gọi là biết cách tránh xa những nơi nguy hiểm. Ngẫm cũng đúng, bởi vì bạn cao to gấp đôi con, ví dụ con quay lại chiến đấu trực diện thì con thua là cái chắc. Cấu lại bạn được một cái chắc bạn cắn cho nát cái tay. Vậy nên “chuồn là thượng sách”, trong khi bản thân mình chưa đủ thể lực và tỉ lệ thắng thấp", mẹ Mon cho hay. 

Bà mẹ trẻ cũng cho biết thêm, một thời gian sau, ở lớp Mon gặp một bạn được gọi là chị đại. Bạn suốt ngày ra cà khịa giật tóc Mon cùng các bạn khác. Tuy nhiên, lúc này chị vẫn im lặng và quan sát xem con sẽ xử lý thế nào.

Con nhút nhát, từng bị bạn đánh nằm im khóc bất lực, mẹ trẻ làm công tác tư tưởng giúp con biết tự vệ mà vẫn là đứa trẻ ngoan

Mon từng bị bạn ở lớp đánh và chỉ im khóc bất lực (Ảnh: NVCC)

Theo đó, lúc đầu chị thấy con vẫn chạy, nhưng bạn vẫn đuổi theo đánh con. Một hôm, bạn giật tóc và đập đầu Mon xuống sàn, Mon liền lập tức túm lấy tóc kéo ngược lại và ngồi lên lưng bạn đó luôn. Từ đó về sau, mỗi lần nhìn thấy Mon là bạn đó chạy mất vía. Như vậy, con đã chọn cách đánh lại bạn khi con đủ thể lực và tỉ lệ thắng cao. Tốc chiến, tốc thắng, một phát ăn ngay.

Trong trường hợp này, chị Thùy Trang bày tỏ: "Lúc này, mẹ cần phải làm công tác tư tưởng và dạy con về việc: Khi bạn đánh con, con có thể đánh lại bạn. Nhưng nếu bạn không đánh con, thì con không được chủ động đánh bạn. Bé Mon từ lúc đi học tới giờ chỉ duy nhất một lần cô giáo nói với mẹ rằng con đánh bạn. Ngoài ra, con không bao giờ bị cô mắng". 

Con nhút nhát, từng bị bạn đánh nằm im khóc bất lực, mẹ trẻ làm công tác tư tưởng giúp con biết tự vệ mà vẫn là đứa trẻ ngoan

Tuy nhiên, việc đầu tiên chị Trang phản ứng không phải dạy con mà quan sát xem con sẽ phản ứng thế nào (Ảnh: NVCC)

Trong khi nhiều mẹ lại thắc mắc: “Vậy dạy con mách cô giáo thì có phải là dạy con tính mách lẻo không?”.

Chị Trang cũng Quan điểm rằng, mách lẻo là khi bạn chẳng làm gì con, chẳng liên quan gì đến con nhưng lúc nào cũng ton hót với cô giáo. Còn khi bản thân con bị đánh, con là người bị đau, tại sao con không được mách người lớn? Vậy sau này lớn lên, nếu con bị ai đánh, hay ai xâm hại con, thì con báo công an, báo người lớn có được gọi là mách lẻo không? Nếu mẹ dạy con im lặng tự gặm nhấm vấn đề một mình, thì mẹ sẽ thấy sự đáng sợ của việc “im lặng” về sau này khi con gặp các vấn đề lớn hơn.

Theo đó, mẹ Mon khẳng định, khi con chị bị đánh việc đầu tiên của mẹ không phải là “dạy con làm gì?”, mà là “quan sát xem con sẽ làm gì”. Vì con xử lý thế nào, còn tuỳ thuộc vào thể lực và tính cách của từng bé. Phụ huynh chỉ cần điều hướng cho hành động của con không bị lệch lạc đi là được.

Con nhút nhát, từng bị bạn đánh nằm im khóc bất lực, mẹ trẻ làm công tác tư tưởng giúp con biết tự vệ mà vẫn là đứa trẻ ngoan

Bên cạnh đó, bà mẹ Hà thành cũng nhấn mạnh rằng, cách xử lý này có thể chỉ phù hợp với những bé có độ tuổi từ 0 - 3 tuổi. Với các bé lớn hơn, ở môi trường khác nhau, sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Là người lớn, ai cũng vừa sợ con yêu của mình bị những trẻ khác bắt nạt, vừa lo lắng với sự cổ vũ của mình, các con sẽ trở thành “đứa trẻ hung dữ” trong mắt người khác. Do đó, các bậc phụ huynh nên thực hiện vai trò của mình đúng lúc, đúng cách để con không bị phát triển lệch lạc. 

Lê Huyền 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lên sóng Running Man hậu drama, Jack bị chỉ trích vì nói trống không, hành động thô bạo với đàn anh