'Căn bệnh' sau sinh hầu hết các mẹ gặp phải, điều trị như thế nào là đúng cách?

2017-07-25 15:26
- Sau sinh, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, dưới đây là căn bệnh mà nhiều sản phụ mắc phải cần lưu ý.

Sinh con và nuôi dưỡng con cái là một trách nhiệm và hạnh phúc đối với người làm mẹ, tuy nhiên có trực tiếp trải qua những giây phút thiêng liêng ấy mới hiểu được sự vất vả của đấng sinh thành. Ngoài sự khác lạ mới mẻ trong sự phát triển hằng ngày của bé, còn là sự thay đổi “bỡ ngỡ” trong cơ thể mẹ, người mẹ đôi khi phải chịu những bệnh tật, tổn thương mà nếu như không được sự chia sẻ và thấu hiểu của người xung quanh rất dễ làm những “vấn đề nhỏ” trở thành to lớn. Hãy cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia trong việc chăm sóc sức khỏe cho người phụ nữ chúng ta:

1. Cơ thể có mùi khó chịu sau sinh

Theo thống kê khoảng 80% phụ nữ thường gặp vấn đề này trong quá trình mang thai và sinh con. Cơ thể chịu sự biến đổi lớn do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thai kỳ, cộng thêm cảm giác mệt mỏi, ăn uống thất thường, sau sinh mất nhiều máu khiến cho cơ thể suy nhược … dẫn đến cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu không được vệ sinh kịp thời sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, đặc biệt là các vi khuẩn yếm khí làm gia tăng tình trạng nặng mùi, đặc biệt là vùng da dưới cánh tay (nách), bẹn (háng)...

Tuy mùi hôi không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nếu không giải quyết triệt để sẽ làm cho “chất lượng cuộc sống” giảm đi rất nhiều, đặc biệt với các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai và sau sinh thì càng cấp thiết hơn, vì nhiều khi chỉ là ám ảnh mùi hôi cơ thể cũng có thể làm cho “các mẹ” dễ dàng mắc chứng trầm cảm nguy hiểm.

Giải pháp tuy có nhiều, nhưng quan trọng phải có tính an toàn cao, vì những đối tượng này phải hạn chế tiếp xúc với chất hóa học, kích thích mạnh hay phải dùng qua đường uống sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ (nếu đang cho con bú). Do đó các “mẹo” dân gian có nguồn gốc thảo dược luôn được lựa chọn vì tính an toàn cao và hiệu quả. Chúng ta có thể tự làm tại nhà như dùng phèn chua (80g) cho vào nồi đất đun cho tới khi còn lại bột trắng xốp (phèn phi), thoa vào nách hàng ngày từ 2-3 lần. Phương pháp đơn giản này rất hiệu quả, tuy nhiên đó là những trường hợp nhẹ.

Đối với những trường hợp nặng hơn hoặc cơ thể nặng mùi mạn tính có từ trước khi mang thai thì phải kết hợp với nhiều vị thuốc nữa mới hiệu nghiệm, đơn cử một bài thuốc lâu đời của danh y Đào Hoằng Cảnh được ứng dụng hiệu quả hơn cả, đó là bài Mai Hoa Phấn gồm Mai hoa băng phiến, Thiên trạch hương, Thanh mộc hương, Hoắc hương, Khô phàn, Hoạt thạch tất cả lượng bằng nhau, tán bột, thoa ngày 2-3 lần.

Hiện nay bài thuốc này được Bs Nguyễn Trương Minh Thế (Giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM) bào chế sẵn dạng bột mịn dễ sử dụng, với việc tuân thủ chặt chẽ từ khâu chọn lựa thảo dược đạt chuẩn đến bào chế công phu sẽ giúp khử mùi hoàn toàn mùi hôi vùng nách, hiệu quả cao, đặc biệt an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

'Căn bệnh' sau sinh hầu hết các mẹ gặp phải, điều trị như thế nào là đúng cách?



Bài thuốc Mai Hoa Phấn có công dụng đặc trị mùi cơ thể, đặc biệt dùng phù hợp cho phụ nữ sau sinh và trường hợp nặng mùi mạn tính khác

 2. Cảm giác mệt mỏi, suy nhược

Chăm con là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên vai trò của người mẹ trong sự phát triển bình thường của đứa con lại vô cùng to lớn và dường như là vai trò chính vì phải trực tiếp chăm lo cho con từ miếng ăn, giấc ngủ, cho con bú, canh cho con được ngủ yên, sợ con sặc sữa, con ho, con sốt…mẹ là người đầu tiên bên cạnh.

Do đó áp lực từ chính bản thân, gia đình và những người xung quanh đè lên vai mẹ vô cùng lớn, khiến cho các bà mẹ đã rất mệt mỏi lại càng thêm mệt, thậm chí một số trường hợp còn gặp phải vấn đề “trầm cảm sau sinh” nếu như thiếu đi sự quan tâm chia sẻ từ những người thương yêu.

Vấn đề này phụ nữ nào cũng gặp và tuy không nghiêm trọng lắm, nhưng nếu chị em không tự cân bằng, tự điều dưỡng kịp thời trong 3 – 6 tháng đầu sau sinh, sẽ dễ dàng khiến sức khỏe xuống dốc nhanh chóng, thậm chí rối loạn tâm lý ngày càng nặng.

Tây y giải quyết các vấn đề này còn rất nhiều hạn chế, vì ngoài việc ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh cơ thể thì việc dùng thuốc như thế nào để không ảnh hưởng đến sữa mẹ và trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. Qua đó, các chị em thường tìm đến Đông Y như là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất.
Các bài thuốc các mẹ nên dùng ngay sau khi xuất viện về:

 

a. Sinh hóa thang (Bài thuốc xổ lòng)

Thành phần gồm: (Toàn) Đương quy 24g, Xuyên khung 9g, Đào nhân 6g, Hắc khương 2g, Cam thảo 2g). Sắc nước uống hoặc thêm ít rượu sắc.

Bài thuốc này cực kỳ quý giá cho sản phụ sau sinh bị ứ sản dịch, gây đau bụng, giúp tử cung co hồi nhanh chóng, tránh bệnh sản hậu. Kích thích tăng tiết sữa, giúp cơ thể ấm áp, hết sợ lạnh, sức khoẻ nhanh phục hồi, tăng sức đề kháng, ăn uống ngon miệng và không để lại mùi khó chịu ở vùng âm đạo.

b. Thập toàn đại bổ:

Thành phần gồm: Xuyên Khung, Đương Quy, Thục Địa, Bạch Thược, Đảng Sâm, Bạch Linh, Bạch Truật, Cam Thảo, Hoàng Kỳ, Nhục Quế.

Đây là bài thuốc bổ cả khí lẫn huyết, được dùng 3 - 4 tuần sau sinh. Giúp sản phụ mau chóng hồi phục sức khoẻ, da dẻ hồng hào, tăng tiết sữa, giúp mẹ ăn ngon ngủ tốt, chống rụng tóc, trị lạnh tay, lạnh chân thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
“Căn bệnh” sau sinh hầu hết các mẹ gặp phải
Bài thuốc được khuyên dùng cho phụ nữ sau sinh

Nếu các mẹ có dấu hiệu lo lắng bất an, tim đập mạnh, cảm giác hồi hộp, hay cáu gắt, hay bực dọc, thấy ai nói gì cũng không vừa ý, ngủ không sâu, hay gặp ác mộng, sợ tiếng động mạnh, đau đầu, miệng đắng…Đây là các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Nên dùng bài Sài Hồ Sơ Can Thang gồm Bạch thược, Chỉ xác, Hương phụ, Sài hồ đều 8g, Trần bì 6g, Xuyên khung 6g, Chích thảo 4g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

3. Đau lưng, nhức mỏi sau sinh

Cột sống của phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai chịu áp lực rất lớn, sau sinh thường xuyên phải ngồi và khom lưng để cho con bú, gặp phải lúc sức khỏe đang suy kém rất dễ gặp tình trạng đau lưng, đau cổ gáy và các khớp. Nếu nhẹ có thể chỉ đau mỏi cổ gáy, thắt lưng, đau âm ỉ, tăng khi ngồi lâu, nghỉ ngơi xoa bóp giảm đau. Có khi các triệu chứng nặng nề hơn, đau cổ gáy lan hai vai, gây cứng cổ cứng gáy, xoay trở đau tăng, đau thắt lưng lan dọc mông, xuống chân, nghỉ ngơi xoa bóp không giảm, khi đau nhiều ảnh hưởng sinh hoạt, có khi gây mất ngủ do đau.

Khoảng 90% phụ nữ sau sinh đều gặp vấn đề này, đặc biệt với những phụ nữ sinh mổ có gây tê tủy sống. Để hạn chế “căn bệnh khó chịu đến mất ngủ” này ngoài hạn chế khom lưng, tránh ngồi lâu, không nằm võng, không nằm nệm lò xo…chị em có thể tham khảo một số phương pháp trị đau lưng qua các bài tập ở nhà như.

“Căn bệnh” sau sinh hầu hết các mẹ gặp phải
Một số động tác giúp hạn chế đau lưng sau sinh

Hoặc nếu tình trạng kéo dài, không bớt có thể can thiệp bằng các liệu pháp không dùng thuốc như châm cứu, các bài thuốc có nguồn gốc thảo dược như Khương hoạt thắng thấp thang, Thân thống trục ứ thang, Độc hoạt ký sinh thang

sau sinh

Châm cứu


Nguồn tham khảo: Ths.Bs Nguyễn Trương Minh Thế -
Giảng viên khoa YHCT – ĐH Y dược TPHCM
Phòng khám đông y Vạn Hoa Minh - Vanhoaminh.com

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hờn ghen là chuyện đàn bà - Thấu hiểu được mới là đàn ông