Bố mẹ 'thủ sẵn' mấy chiêu hay này, con không bao giờ bị táo bón nữa đâu nhé

Thiện Duyên 2017-04-06 06:40
- Tình trạng bé đi tiêu ra máu không phải là hiếm gặp. Trong trường hợp này, bố mẹ cần nắm vững nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp giúp bé mau chóng phục hồi.

Người lớn phải làm gì khi bé đi tiêu kèm máu

Nguyên nhân nào khiến bé đi tiêu ra máu?

Khi bạn phát hiện bé ở nhà có biểu hiện đi tiêu kèm theo máu, có thể dựa vào màu sắc của máu trong phân để phán đoán bệnh tình. Nếu máu có màu đỏ tươi đa số là do xuất huyết ở bộ phận trực tràng. Nếu máu có màu đỏ hơi tối có thể do xuất huyết đường tiêu hóa. 

Trong trường hợp trực tràng bị xuất huyết thì trong phân của bé có thể sẽ có những chất nhầy sền sệt, ngoài ra nếu đường ruột bị viêm thì những niêm mạc bị rơi ra cũng khiến trong phân của bé có chút máu.

Làm gì khi bé đi tiêu ra máu

Nếu tình trạng phân kèm theo máu ở mức độ nhẹ và ít, trước hết bạn có thể cho bé uống nhiều nước ấm đun sôi mỗi ngày, đồng thời điều chỉnh lại kết cấu bữa ăn, chẳng hạn như kiểm soát lượng protein dung nạp vào cơ thể bé, nên cho bé ăn thêm nhiều trái cây, rau xanh và những thực phẩm có hàm lượng vitamin cao. 

Nếu bé đi tiêu ra phân có máu do hậu môn bị nứt gây ra, tình trạng nghiêm trọng nhất là khiến cho bé đi tiêu ra dịch nhầy và lỏng, thì lúc này vấn đề giảm đau cũng rất quan trọng. Nếu không bé rất có thể sẽ vì cảm giác đau đớn mà không muốn đi tiêu, dẫn đến tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Lúc này bạn nên cho bé uống nhiều nước và uống thêm nước ép trái cây, bổ sung thêm ngũ cốc trong khẩu phần ăn, đồng thời giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho bé. 

Người lớn phải làm gì khi bé đi tiêu kèm máu

Người lớn còn có thể tiến hành mát xa bụng cho bé để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường nhu động dạ dày và đường ruột. Khi mát xa nên để bé nằm ngửa ngay ngắn trên giường, dùng bàn tay phải của bạn ép sát vào cơ bụng bé, bắt đầu từ phía bụng bên phải mát xa theo chiều thuận hoặc nghịch kim đồng hồ. Chú ý khi mát xa không nên dùng lực quá nặng, mỗi lần duy trì khoảng 10 phút, mỗi ngày thực hiện 2 đến 3 lần cho đến khi tình trạng táo bón của bé chuyển biến tốt hơn. Bạn nên kiên trì trong 1 đến 2 tuần sẽ thấy hiệu quả trị liệu nhất định. 

Lưu ý: Dù bé bị đi tiêu kèm máu trong tình trạng nặng hay nhẹ thì sau những biện pháp sơ cứu và làm giảm tạm thời, bạn vẫn nên sớm đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh trạng.

Những lưu ý trong khẩu phần ăn của bé theo từng độ tuổi để hạn chế tình trạng táo bón hoặc đi tiêu phân ra máu

Bé từ 3 tháng tuổi trở xuống không ăn muối

Khi bé còn dưới 3 tháng tuổi thì lượng muối hấp thu từ sữa mẹ và sữa ngoài cơ bản đã đủ. Nếu bạn cho bé dùng muối quá sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy nếu bạn cho bé ăn dặm thêm thì cần chú ý không nên nêm quá mặn trong các món ăn.

Sau ba tháng tuổi trở lên chức năng thận của bé dần dần hoàn thiện hơn thì lượng muối cần thiết có thể tăng dần. Nguyên tắc cơ bản là với các bé sau 6 tháng tuổi thì lượng muối dung nạp mỗi ngày nên kiểm soát ở mức dưới 1gr.  

Bé dưới 1 tuổi không ăn mật ong

Thông thường các nhóm khuẩn có lợi bên trong đường ruột của các bé dưới 1 tuổi vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện. Sau khi cho bé ăn mật ong sẽ rất dễ gây ra cảm nhiễm, xuất hiện các triệu chứng khó chịu như tim đập nhanh, nôn ói, tiêu chảy v.v… 

Bé dưới 3 tuổi không uống trà

Bên trong lá trà có chứa một lượng lớn Tannin làm trở ngại quá trình hấp thu sắt, kẽm, canxi, protein và các khoáng chất có trong thực phẩm đối với cơ thể người. Vì vậy với bé dưới 3 tuổi, nếu bạn cho uống trà rất dễ khiến bé bị thiếu protein và các khoáng chất cần thiết, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển bình thường của bé. Ngoài ra, cafein trong lá trà còn gây kích thích mạnh, không thích hợp với bé còn quá nhỏ. 

Bé dưới 10 tuổi không ăn thực phẩm ướp, muối

Các thực phẩm được chế biến theo kiểu ướp mặn, muối chua thường chứa một lượng lớn nitrite, đây là một trong các chất gây ung thư mà thế giới đã cảnh báo. Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, trẻ dưới 10 tuổi nếu ăn các thực phẩm ướp, muối thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sau khi trưởng thành cao gấp 3 lần so với người bình thường.

Trẻ trong lứa tuổi thiếu nhi không ăn nhiều măng

Trong măng có axít oxalic rất khó phân giải, chất này dễ kết hợp với canxi tạo thành canxi oxalat , ăn quá liều lượng sẽ gây bất lợi cho thận và hệ tiết niệu của trẻ nhỏ. Đặc biệt với các bé trong giai đoạn phát triển, hệ xương chưa hoàn thiện thì ăn nhiều măng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi, kẽm.

 

Thiện Duyên - Nguồn: womenhealth, yangsheng, healthway

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mẹo 'cấp cứu' điện thoại rơi vào nước