Biết điều này, mẹ bầu không phải kêu la oai oái khi đi đẻ
Tin liên quan
Mẹ bầu kêu la oai oái, van xin “đừng rạch”
Nhiều năm làm việc ở khoa sản, bác sỹ Hoàng Nghĩa Tuấn (khoa Sản, bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội) đã chứng kiến nhiều cảnh dở khóc, dở cười của các sản phụ đi đẻ. Bên cạnh việc đau đớn vì cơn chuyển dạ, nhiều sản phụ còn gào thét, khóc lóc nước mắt giàn dụa khi biết mình phải rạch tầng sinh môn để sinh con.
Ảnh minh họa.
“Có nhiều sản phụ lần đầu làm mẹ, lại khá được nuông chiều, cho nên chuẩn bị lên bàn đẻ là kêu la oai oái. Nhiều khi tôi và các đồng nghiệp phải làm công tác tư tưởng rất nhiều thì họ mới đỡ lo lắng. Tôi cũng hiểu là do tâm lý sợ đau, đồng thời nhiều bà mẹ lo lắng, sau khi rạch tầng sinh môn thì vùng kín của mình sẽ không còn được như trước nữa. Tuy nhiên, đứng trước lựa chọn việc an toàn sinh nở cho cả hai mẹ con và thẩm mỹ vùng kín của mẹ, thì nhiều người vẫn “ngoan ngoãn” chấp nhận”, Bs Tuấn chia sẻ.
Theo lý thuyết trong sản khoa thì bà mẹ nào cũng có thể phải rạch tầng sinh môn khi đẻ thường. Bởi đây là một biện pháp hỗ trợ sinh sản với những bà mẹ sinh lần đầu, các bà mẹ lớn tuổi, có con bị đầu to, hoặc khó đẻ… Việc này sẽ được thực hiện trong quá trình sinh nở của sản phụ, và kết thúc bằng việc bác sỹ khâu vết rạch khi quá trình vượt cạn kết thúc.
Cận cảnh rạch tầng sinh môn khi đẻ thường.
BS Tuấn cho biết: “Thường thời gian khâu sẽ kéo dài khoảng 20 phút tuỳ theo độ sâu và rộng của vết thương cũng như tay nghề của bác sỹ. Tuy nhiên có thể khẳng định việc khâu tầng sinh môn sẽ không quá đau vì lúc này thuốc gây tê tại chỗ vẫn còn ảnh hưởng. Sau đó, việc chăm sóc tầng sinh môn cũng giống như chăm sóc bất kỳ một vết thương nào đó. Các sản phụ tuyệt đối dùng kháng sinh chống viêm nhiễm, vệ sinh sạch sẽ và theo dõi tình trạng vết khâu chặt chẽ cho đến khi lành hẳn”.
Đẻ thường, khó tránh được việc rạch tầng sinh môn
Thường đến tuần thứ 32 của thai kỳ, các mẹ bầu ở Tây thường bắt đầu massage tầng sinh môn và tập thể dục để tăng tính linh hoạt và độ đàn hồi của các mô cơ âm đạo mỗi ngày. Cách làm này nếu không giúp chị em tránh hoàn toàn việc phải rạch tầng sinh môn thì khi rạch cũng sẽ chỉ cần phải rạch nhỏ.
Một số bà mẹ ở Việt Nam thường truyền tai nhau những loại thực phẩm ăn bào giúp đẻ nhanh như: ăn dứa, ăn khoai lang, cà tím, uống nước tía tô…
Có sản phụ chia sẻ: “Từ tuần 34, tôi sử dụng dầu dừa để massage tầng sinh môn mỗi ngày, mỗi lần massage trong khoảng 5 phút. Theo kinh nghiệm của mẹ tôi thì làm cách này sẽ làm tăng tính đàn hồi cho da vùng sinh môn, giúp cổ tử cung dễ dàng mở khi sinh nở. Đặc biệt massage tầng sinh môn mỗi ngày sẽ giúp sản phụ khi đẻ không bị rạch. Và sau đó, quả thật là tôi chỉ bị rạch tầng sinh môn một tí xíu và bị khâu 2 mũi".
Về vấn đề này, theo BS Tuấn: “Ở Việt Nam, một số bà mẹ vào những tháng cuối thai kỳ vẫn tin dùng một số thực phẩm để giúp cho quá trình vượt cạn dễ dàng hơn như dứa, rau lang, chè vừng, cà tím, lá tía tô… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả thực sự của nó, nếu các bà mẹ lấy đó là “bài thuốc tinh thần” thì cũng có thể giúp bước vào cuộc vượt cạn với tâm lý thoải mái hơn”.
Rạch tầng sinh môn có thể là bất khả kháng với một số sản phụ, nếu quá lo lắng và chần chừ khiến tầng sinh môn tự rách, thì sẽ để lại hậu quả là vết rách kéo dài xuống hậu môn, gây đau đớn, nguy cơ nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác. Vì thế, các chuyên gia sản khoa đều khuyên các bà mẹ không nên “làm trái tự nhiên” để giữ an toàn cho cả mẹ và bé.
Cách đơn giản giúp mẹ bầu hồi phục vẻ đẹp của vùng kín
Thông thường, sau khoảng 2-4 tuần, vết khâu sẽ liền da, các vết khâu sẽ tự tiêu và việc này có thể mất từ 2 – 12 tuần, tùy thuộc vào loại chỉ khâu. Chính vì vậy, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh là hết sức cần thiết.
Để giữ gìn vùng kín này, BS Tuấn khuyên:”Ngoài việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, các sản phụ cần tránh đi lại nhiều hay ngồi lệch một bên ngồi bế con vì có thể làm tổn thương các vết khâu tầng sinh môn. Vết rạch thì sau vài ngày sẽ bắt đầu lên da non và liền sẹo, lúc này đa phần chị em sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, các mẹ có thể dùng bông ngoáy tai chấm vào lọ ôxy già rồi lau nhẹ nhàng qua vết khâu, hiện tượng ngứa sẽ giảm bớt. Tốt nhất nên kiêng quan hệ vợ chồng cho tới khi vết khâu lành hẳn”.
Để làm đẹp vùng kín, sau hai tháng, các bà mẹ sau sinh có thể xông hơi vùng kín, hoặc massage vùng kín với dầu dừa để giúp vùng kín hồng và co giãn tốt hơn.
Nhung Nhung
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất