Bị trĩ khi mang thai - nỗi khổ "khó nói" của các mẹ bầu
2015-09-01 12:13
- Bị trĩ khi mang thai khá phổ biến và là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu. Nguyên nhân của vấn đề này là gì và cách chữa trị ra sao? Hãy tìm hiểu chúng trong bài biết này.
Tin liên quan
Bệnh trĩ là dạng dãn tĩnh mạch ở trực tràng khiến những tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sa xuống, viêm và sưng tấy. Có 2 loại bệnh trĩ: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xảy ra ở bên trong trực tràng, không gây đau nhưng có xu hướng chảy máu. Trĩ ngoại là cục u mềm xung quanh hậu môn, có thể gây ra xuất huyết nhỏ dưới da.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ xảy ra với những triệu chứng rõ ràng và dễ nhận biết, bao gồm một số triệu chứng sau đây:
- Ngứa, nóng rát ở hậu môn
- Chảy máu khi đi đại tiện
- Hậu môn sưng, nổi cục
- Đau âm ỉ ở bên trong hậu môn khi đi đại tiện
- Cảm giác khó chịu
Nếu bạn đi đại tiện khó khăn, thường xuyên bị chảy máu trong thai kỳ, đừng chủ quan với tình trạng này. Hãy đi gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân của chúng.
Nguyên nhân bị trĩ khi mang bầu
Trong suốt thời gian mang thai và sau khi mang thai, phụ nữ thường dễ bị trĩ. Bệnh trĩ xảy ra phổ biến nhất trong 3 tháng cuối của thai kỳ và trong tháng đầu tiên sau khi phụ nữ sinh con. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ trong giai đoạn này là do tiền sử người nhà mắc bệnh trĩ, táo bón, em bé trong bụng có cân nặng lớn và căng thẳng trong quá trình đẻ thường quá 20 phút.
Bệnh trĩ và lưu lượng máu tăng
Đối với các bệnh nhân bị trĩ khi mang bầu, cơ thể họ có thêm một lượng máu lớn trong thai kỳ, cân nặng cũng tạo thêm áp lực vào đáy xương chậu và trực tràng, góp phần tạo nên bệnh trĩ. Lượng máu lớn trong quá trình mang thai cũng có thể làm giãn tĩnh mạch của họ, bao gồm cả các tĩnh mạch ở hậu môn khiến khu vực hậu môn của họ trở nên nhạy cảm, sưng và nóng rát.
Bệnh trĩ và chứng táo bón
Ngoài ra, khi mang thai phụ nữ thường hay gặp lo lắng, buồn nôn, ốm nghén, mất cân bằng dinh dưỡng góp phần gây ra chứng táo bón và làm cho tình trạng đi đại tiện khó khăn hơn, đau rát hơn và thậm chí là chảy máu. Bạn cần theo dõi sức khỏe của mình và đi gặp bác sĩ, nếu gặp các tình huống sau:
- Đau ở vùng bụng và khu vực hậu môn dai dẳng
- Các triệu chứng trên không được cải thiện, hoặc tồi tệ hơn sau 7 ngày
- Rối loạn đường ruột kéo dài hơn 7 ngày
Cách chữa trị
May mắn thay, trĩ chỉ là một căn bệnh tạm thời và có thể được chữa trị nếu phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Nhìn chung, bạn nên chọn những cách chữa trị tự nhiên trước như cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt trước khi sử dụng thuốc.
Một chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm rau xanh, trái cây và ngũ cốc giúp phụ nữ có thai đẩy lùi táo bón hiệu quả, do đó giúp hạn chế tình trạng đi đại tiện khó khăn và tổn thương cơ hậu môn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp bà bầu bổ sung nước cho cơ thể để các tĩnh mạch cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng ngừa bệnh trĩ.
Để điều trị bệnh trĩ hiệu bằng thuốc, bà bầu cũng nên ưu tiên dùng các phương pháp thảo mộc tự nhiên thay vì dùng thuốc kê đơn. Dưới đây là một số cách tự nhiên để bà bầu “chiến đấu” với bệnh trĩ trong những tháng cuối của thai kỳ:
- Tắm với nước ấm và ngồi trong bồn tắm có nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần 10 phút.
- Châm cứu để lưu thông mạch máu.
- Dùng toner cây phỉ để bôi lên vùng hậu môn.
- Dùng cồn thuốc kim sa bôi vào vùng hậu môn.
- Mát-xa vùng hậu môn nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu, nóng rát, chú ý không gãi mạnh hoặc làm trầy xước vùng da hậu môn để phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn.
Nguyễn Mai – Nguồn: BB
(Theo Congluan)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
5 ông chồng hoàng đạo yêu chiều vợ nhất, lấy được là phúc 3 đời của chị em