Nếu không được kiểm soát, bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ không tự tin về ngoại hình của mình mà còn đem lại một số nguy cơ cho sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp hay bệnh tim. Vậy cha mẹ và nhà trường cần làm gì để đảm bảo trẻ phát triển cân nặng hợp lý và phòng ngừa béo phì?
1. Hướng dẫn trẻ có thói quen ăn uống hợp lý
+ Cho trẻ ăn nhiều rau, quả và các loại ngũ cốc.
+ Cho trẻ dùng các sản phẩm từ sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên bao bì (bao gồm cả sữa không béo và sữa ít béo).
+ Chọn các nguồn protein tốt cho sức khỏe như thịt nạc, thịt gà, cá và các loại hạt, quả đậu.
+ Cho trẻ ăn với khẩu phần thích hợp.
+ Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
+ Hạn chế cho trẻ uống và ăn các đồ chứa nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo, natri và chất béo bão hòa.
+ Nấu các món ăn hấp dẫn nhưng đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở từng độ tuổi khác nhau.
2. Giảm thiểu các loại thức ăn nhiều calo
Thức ăn nhiều calo rất tốt cho giai đoạn phát triển thể chất của trẻ. Tuy nhiên, thức ăn nhiều calo khi ăn quá mức trong thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ bị thừa calo dẫn đến thừa cân; vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ phải tính toán lượng calo phù hợp trong khẩu phần ăn của bé mỗi ngày. Bên cạnh đó, hạn chế việc cho trẻ ăn nhiều đồ béo, nhiều đường và nhiều muối. Ví dụ, chế độ ăn ít béo và ít đường hợp lý từ 100 calo hoặc ít hơn có thể là:
Viện Dinh dưỡng tại Hội nghị Khoa học toàn quốc - Hội Y tế Công cộng lần thứ IV khuyến cáo: “Béo phì đang gia tăng trên học sinh tại các thành phố lớn. Đây là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư, đe dọa sức khoẻ của các em”.
Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát mới được Viện Dinh dưỡng công bố thì tỷ lệ béo phì ở học sinh nội thành cao hơn so với ngoại thành; các hoạt động thể lực chưa đủ; năng lượng, lipid, glucid, khẩu phần cao; trình độ văn hoá và dinh dưỡng bố mẹ, chi phí cho ăn uống là những yếu tố liên quan đến béo phì. Kết quả khảo sát này được tiến hành trên 757 học sinh từ 9-11 tuổi tại 4 trường của Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ béo phì học sinh tuỳ theo từng trường là 1,1%, 7,1%, 10,8%, có trường cá biệt lên tới 41,1%. Tình trạng béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Quy Nhơn trong năm 2005 (tính theo chỉ số cân nặng/chiều cao) cho thấy tỷ lệ béo phì là 9.39%.
+ 1 quả táo cỡ trung bình
+ 1 quả chuối cỡ trung bình
+ 148g quả việt quất
+ 92g nho
+ 128g cà rốt, 91g súp lơ xanh, 149g ớt chuông,...
3. Giúp trẻ hiểu được lợi ích của các hoạt động thể chất
Nhiệm vụ của cha mẹ và nhà trường trong việc phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên là giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động thể chất, bao gồm:
+ Tăng cường sức khỏe xương
+ Giảm căng thẳng và mệt mỏi
+ Tăng sự tự tin
+ Tăng chiều cao và kiểm soát cân nặng
4. Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động thể chất
Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải tất cả các ngày trong tuần. Bên cạnh đó, trẻ nên tham gia các hoạt động nhóm với bạn bè như:
+ Trò chơi đi bộ nhanh
+ Nhảy dây
+ Chơi bóng
+ Bơi lội
+ Khiêu vũ
5. Giảm thiểu thời gian ngồi một chỗ
Song song với việc kết hợp chế độ ăn uống và tham gia nhiều hoạt động thể chất, trẻ nên hạn chế thời gian ngồi lâu như xem TV nhiều hơn 2 tiếng một ngày, hoặc chơi game trên màn hình vi tính quá lâu. Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý cân bằng việc học và chơi của trẻ. Nếu trẻ ngồi học bài cả ngày và ăn uống thừa calo, điều này cũng khiến trẻ lười vận động và dẫn đến béo phì.
6. Chung tay cùng xã hội bảo vệ sức khỏe trẻ em
Các yếu tố khác giúp trẻ kiểm soát bệnh béo phì có thể bắt nguồn từ phía gia đình. Ví dụ, nếu cha mẹ thực hiện một chế ăn uống hợp lý, trẻ cũng hình thành những thói quen ăn uống lành mạnh không gây béo phì. Ngoài ra, với các chương trình xã hội phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ nhỏ như tuyên truyền về tác hại của bệnh béo phì, tuyên truyền việc hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và nhiều dầu mỡ cũng đóng góp vào việc kiểm soát tình trạnh béo phì và thừa cân ở trẻ nhỏ.
Nguyễn Mai – Nguồn: Heart
(Theo Congluan.vn)
Bảng mắt 10 ô nhà Romand xinh xỉu luôn