Bao nhiêu tháng trẻ có thể học đi? Cha mẹ phải biết để hướng dẫn con thật chu đáo
Tin liên quan
Đặc điểm bàn chân của bé
Thứ nhất, bàn chân của em bé dày và đầy đặn, trông khá tròn trại. Đó là vì lớp mỡ của bàn chân em bé tương đối dày, và vòm bàn chân chưa được phát triển đầy đủ. Do đó trọng tâm không thể ổn định như người lớn.
Thứ hai, chân bé dễ đổ mồ hôi. Ngoài lớp mỡ dày hơn ở bàn chân, chân bé dễ ra mồ hôi vì sự trao đổi chất nhanh hơn và vì đi đôi giày không vừa vặn.
Bao nhiêu tháng trẻ có thể tập đi?
Thông thường, em bé học đi có thể được chia thành các giai đoạn sau (một số bé quá béo sẽ học đi muộn hơn):
8 tháng tuổi: Sau 8 tháng, trẻ có thể bắt đầu đứng lên với sự giúp đỡ của người lớn và lần đi khi vịn được vào thành giường, bàn ghế.
10 tháng tuổi: Bé đã có thể cố gắng đứng một mình và có thể đi lại dưới lực kéo của người lớn cho dù bước chân lúc này chưa chắc chắn và bước còn chậm.
12 tháng tuổi: Bé có thể đi lại trong khi cầm đồ vật. Tiếp theo, bé phải học cách đi bộ 2 đến 3 bước. Lúc này, ngồi xổm là quá trình phát triển quan trọng nhất. Cha mẹ nên chú ý đến việc rèn luyện tư thế đứng và vận động của bé.
Khoảng 13 tháng tuổi: Ngoài việc tiếp tục rèn luyện sức mạnh cơ bắp của chân bé và sự phối hợp giữa cơ thể và mắt, cha mẹ cũng nên tập trung vào việc rèn luyện khả năng thích nghi của bé với các địa hình đi khác nhau.
13 ~ 15 tháng tuổi: Em bé đã có thể đi lại tốt, khả năng khám phá những thứ xung quanh đã dần được tăng cường, đồng thời dần dần học được khả năng đi lên và bước xuống.
Trong quá trình tập đi, trẻ có thể gặp nhiều tai nạn như té ngã, trật khớp hay bỏng. Do đó cha mẹ cần hết sức cẩn thận và nên cho trẻ tập đi trong môi trường rộng, bằng phẳng, ít vật cản.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất