An toàn cho bé khi chơi đồ chơi: Bố mẹ tuyêt đối đừng nghĩ đơn giản mà chủ quan

Văn Anh 2019-12-25 06:00
- Làm sao để đảm bảo an toàn khi con chơi đồ chơi? Một câu hỏi tưởng dễ nhưng không hề dễ để trả lời. Cùng chị Ngọc (27 tuổi, sống tại Quảng Nam) tìm hiểu về những kỹ năng cơ bản bố mẹ cần biết, để đảm bảo cho bé được vui chơi an toàn và lành mạnh nhất.

Chị Ngọc chia sẻ, từ khi khoảng 2 tháng tuổi, bé Kuti đã có giờ chơi tự lập. Chơi tự lập nghĩa là chơi một mình, không có hoặc không đòi hỏi bố mẹ phải chơi cùng hay xuất hiện bên cạnh. Do đó, vấn đề môi trường an toàn, phải được đặt lên hàng đầu. Vậy xây dựng một môi trường an toàn cho con là như thế nào?

An toàn cho bé khi chơi đồ chơi: Bố mẹ tuyêt đối đừng nghĩ đơn giản mà chủ quan

Chị Ngọc và con trai (Ảnh: NVCC)

“Với trẻ chưa biết lẫy, con cần được ở trong môi trường mà xung quanh không có chăn, gối, gấu bông hay bất cứ vật dụng gì có thể gây ngạt. Môi trường ngủ, nên là cũi riêng được đặt ngay cạnh giường bố mẹ. Hoặc ít nhất là nằm phía bên trong của giường chung với bố mẹ, theo thứ tự từ ngoài vào bố - mẹ - con chứ không bao giờ được nằm giữa bố mẹ.

Với trẻ đã biết lẫy, cần thêm một yếu tố nữa, đó là không được nằm nệm lún, vì khi bé nằm sấp, độ lún của nệm làm bé khó khăn trong việc nghiêng đầu sang bên để không bị ngạt.

Với trẻ biết bò, đi lại, lúc này phạm vi hoạt động của bé đã rộng hơn rất nhiều. Do đó, bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần sắp xếp lại ngôi nhà sao cho đảm bảo phù hợp và an toàn với trẻ”, chị Ngọc nhấn mạnh.

An toàn cho bé khi chơi đồ chơi: Bố mẹ tuyêt đối đừng nghĩ đơn giản mà chủ quan

An toàn cho bé khi chơi đồ chơi: Bố mẹ tuyêt đối đừng nghĩ đơn giản mà chủ quan

Bé Kuti khám phá thế giới thông qua các đồ chơi nhưng rất an toàn dưới sự quan sát của mẹ (Ảnh: NVCC)

Theo đó, bố mẹ cần lưu ý cụ thể trong việc đảm bảo toàn cho bé trong ngôi nhà như  bịt các ổ cắm điện, để dây điện xa tầm với, dùng thanh chắn để chắn 2 đầu cầu thang.  Không để các vật chứa nước như xô, chậu trong phạm vi hoạt động của trẻ, dùng xong cần đổ hết tất cả nước và úp lại. Bể cá cần kê cao, sàn nhà phải khô ráo, sàn nhà tắm chống trơn trượt, cất tất cả các đồ vật sắc nhọn, dễ vỡ, quá nhỏ có nguy cơ bé bỏ vào miệng lên cao.

Bên cạnh đó, trong phòng bếp cần để lò vi sóng, lò nướng, dao, thớt… quá tầm với của trẻ. Hơn thế, cũng cần lưu ý khả năng bé kê vật như ghế để đứng lên cao với lấy. Khi nấu ăn, quay quai cầm của chảo nồi vào trong, xoong nồi đang nóng, phích nước nóng cần để sâu vào trong, khóa van bếp gas khi không sử dụng.

Bố mẹ cũng không nên kê tủ/ kệ sách, các vật nặng, vật dễ vỡ phía trên giường/ cũi của bé, đồng thời nên để các vật dễ vỡ, các chai lọ, hóa chất, thuốc xa tầm với. Tuy nhiên, bà mẹ trẻ cũng nhấn mạnh rằng, dù có cố gắng đảm bảo môi trường an toàn, nhưng con không hiểu thế nào là an toàn, thì vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

An toàn cho bé khi chơi đồ chơi: Bố mẹ tuyêt đối đừng nghĩ đơn giản mà chủ quan

Bà mẹ trẻ luôn đảm bảo cho con có môi trường vui chơi an toàn nhất (Ản: NVCC)

“Bố mẹ cần dạy con về các khái niệm liên quan đến nguy hiểm như dạy con khái niệm " NÓNG " bằng cách cho con sờ vào ly nước ấm, vỏ nồi cơm điện, ấm nước còn nóng vừa, nhưng không đủ để gây bỏng. Sau đó, nhanh chóng rụt tay con lại và nói "nóng quá " kèm vẻ mặt hơi cường điệu hóa.

Ít lần như vậy, sau này chỉ cần bạn cảnh báo “canh còn nóng đó con", " cốc nước nóng đó nha Kuti " là con sẽ dè chừng liền”, 9X Quảng Nam bày tỏ.

Bên cạnh đó, chi Ngọc cũng cho hay, cần dạy con khái niệm " ĐAU ": rất tự nhiên, chỉ cần mỗi lần con té ngã, đụng đầu bạn hay nói " con ĐAU ở đầu/tay/chân" con sẽ hiểu thế nào là đau. Kèm theo đó hãy giải thích vì sao con bị đau. Và giải pháp để giải quyết vấn đề ví dụ như " đi CHẬM thôi con, sàn nhà TRƠN đấy " kèm tốc độ nói chậm, cử chỉ nhẹ nhàng rón rén thì lần sau hễ bạn nói "sàn nhà TRƠN đấy " con sẽ tự khắc đi chậm, bám tay vào vật là trụ nào đó để đi.

An toàn cho bé khi chơi đồ chơi: Bố mẹ tuyêt đối đừng nghĩ đơn giản mà chủ quan

Chị Ngọc cũng dạy con những khái niệm cơ bản như: nóng, đau, nguy hiểm để con nhận biết và phản xạ (Ảnh: NVCC)

Hãy dạy con về khái niệm "NGUY HIỂM". Từ này khá là mơ hồ với trẻ con. Ví dụ như điện giật nguy hiểm. Do đó, trước tiên cần để con tránh xa các nguồn điện, ổ cắm điện như đã nói ở phần trên. Ngoài ra, khi con có ý định lân la đến hãy nhanh chóng cầm tay con lại, nhìn vào mắt con, giọng nói dứt khoát, rõ ràng, nhưng không nên la lớn như: " không được, nguy hiểm, bố/ mẹ không cho phép con chơi ổ cắm điện ", có thể cho con xem một vài hình ảnh như động vật bị điện giật chẳng hạn.

Bà mẹ trẻ còn cho biết thêm, đối với các đồ chơi nhỏ, nhiều mảnh/ khối, bố mẹ luôn luôn quan sát khi con chơi, và cất cao khi không chơi nữa. Không cho con cầm bút chì, bút bi, cái que cứng vừa đi/ chạy vừa chơi, những vật này tưởng chừng như bình thường nhưng vô cùng nguy hiểm. Nếu chẳng may con té ngã mà trên tay đang cầm chúng thì rất nguy hại cho tính mạng.

An toàn cho bé khi chơi đồ chơi: Bố mẹ tuyêt đối đừng nghĩ đơn giản mà chủ quan

Cuối cùng, chị Ngọc khẳng định, dù đã cố gắng làm mọi thứ tốt nhất, nhưng tai nạn và rủi ro thì luôn có khi con chơi đồ chơi. Do đó, bản thân người lớn chỉ có thể làm cho vấn đề và những rủi ro nhỏ lại, hạn chế nhất chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn được.

 Văn Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Đã tới 15/9, dân mạng 'lót dép' chờ Thủy Tiên - Công Vinh sao kê