4 biểu hiện cho thấy có thể trẻ đang MẮC VẤN ĐỀ TÂM LÝ

Thiên Khuê 2019-01-16 11:04
- Trẻ thích cắn móng tay, trẻ kén ăn thường được người lớn chủ quan vì nghĩ đó là chuyện bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, rất nhiều trường hợp nếu không được quan tâm kịp thời sẽ gây vấn đề tâm lý ở trẻ.

Trẻ thích cắn móng tay

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, thông thường sẽ có một giai đoạn trẻ đặc biệt hiếu kỳ với mọi thứ, và luôn muốn “thử” để trải nghiệm và khám phá xung quanh. Trong đó có cả việc trẻ thích ngậm và cắn móng tay xem “nó” như thế nào. Thậm chí có những trẻ còn cắn cả móng tay của bạn cùng trang lứa.

Người lớn trong nhà khi thấy trẻ có hành động này thường sẽ mắng rằng “Móng tay rất bẩn, con không được cắn như vậy”, hoặc “dọa” rằng “Trong móng tay có con sâu đó” v.v… để trẻ dần dần bỏ được tật này.

4 biểu hiện cho thấy có thể trẻ đang mắc vấn đề tâm lý

Thực tế, cắn móng tay ở trẻ nhỏ cũng thường chỉ xuất hiện một thời gian ngắn do tính tò mò của trẻ con. Vì vậy, khi trẻ lớn hơn một chút tự nhiên sẽ giảm hẳn và mất đi thói quen này. Tuy vậy, nếu sau khi trưởng thành, bạn phát hiện trẻ càng cắn móng tay nhiều hơn trước thì cần phải chú ý.

Theo các chuyên gia tâm lý, hành động cắn móng tay nếu ngày càng nghiêm trọng có thể là biểu hiện trẻ quá tự ti và rất sợ tiếp xúc với người khác. Điển hình nhất chính là khi giao tiếp, trẻ sẽ tỏ ra cực kỳ căng thẳng và cắn móng tay như một cách để giảm bớt áp lực. Bố mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tiếp xúc với các bạn nhỏ nhiều hơn, nếu cần thì hỗ trợ cùng trẻ để tăng lòng tự tin và giúp trẻ quên đi cảm xúc tiêu cực trong giao tiếp.

Trẻ thường xuyên tự nhổ lông mi

Dù là người lớn thì khi có hành động tự nhổ lông mi cũng cảm thấy đau và khó chịu. Vậy tại sao có nhiều trẻ lại có thói quen này? Theo kết quả nghiên cứu tâm lý, thông thường ở trạng thái căng thẳng, nhiều trẻ sẽ vô thức đưa tay lên sờ dụi dụi mắt, thậm chí có cả động tác nhổ lông mi.

4 biểu hiện cho thấy có thể trẻ đang mắc vấn đề tâm lý

Đặc biệt khi trẻ khoảng 3 tuổi và bắt đầu đi nhà trẻ, nếu bản thân trẻ vốn đã nhút nhát và thiếu tự tin thì khi đối diện và giao tiếp với thầy cô giáo, bạn học sẽ cảm thấy áp lực, sợ sệt. Trẻ có thể phản kháng lại bằng cách òa khóc, hoặc co ro một góc rồi dùng tay “bứt” lông mi của mình.

Khi trẻ xuất hiện các phản ứng này, người lớn cần kịp thời can thiệp và cải thiện để tình hình không nặng thêm. Lúc ở nhà, bố mẹ nên hỏi han chuyện trường lớp của trẻ, khích lệ trẻ mạnh dạn tham gia tương tác với các bạn và thấy cô. Ngoài ra, những lúc trẻ làm tốt việc gì đó, bạn nên có những lời khen hoặc phần thưởng thích hợp để củng cố sự tự tin trong trẻ.

Trẻ thích đánh người

4 biểu hiện cho thấy có thể trẻ đang mắc vấn đề tâm lý

Không hiếm những trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ đã có thói quen bạo lực, cụ thể là đánh người khác, kể cả bạn nhỏ cùng trang lứa hay là người lớn xung quanh. Nếu bố mẹ không nhận ra sớm các vấn đề tâm lý ở trẻ sẽ dẫn đến hậu quả rất nguy hiểm. Trẻ sẽ bị bạn bè xa lánh, tạo nên cuộc sống cô độc và tâm lý thích dùng bạo lực giải quyết vấn đề ngày càng ăn sâu vào tiềm thức, tính cách của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ thích đánh người có thể xuất phát từ môi trường gia đình. Nếu bố mẹ hay những người thân trong nhà thường xuyên cãi vã, “động tay động chân” thì trẻ sẽ nhìn thấy và bắt chước theo. Hoặc có khi do những lần đầu trẻ có hành động này mà người lớn không phát hiện, khuyên giải, thậm chí có người còn đứng ra bệnh vực trẻ sẽ khiến trẻ nhận thức sai lệch. Trẻ sẽ cho rằng cách làm của mình là đúng và dễ tạo thành thói quen trong cách sống sau này.

Trẻ cực kỳ kén ăn

4 biểu hiện cho thấy có thể trẻ đang mắc vấn đề tâm lý

Trẻ nhỏ nếu kén ăn hoặc không ăn được một số thực phẩm cũng là chuyện bình thường. Nhưng nếu tình trạng này nghiêm trọng, rất có thể do trẻ đang mắc vấn đề về tâm lý. Dần dần, trẻ không những không muốn ăn cơm mà ngay cả trước giờ ăn, trẻ đã có biểu hiện phản kháng lại, có thể là căng thẳng hoặc lo âu.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do người lớn can thiệp quá mức. Nhiều người cứ theo suy nghĩ và kiến thức của mình để chăm sóc miếng ăn cho trẻ. Chẳng hạn cùng một món ăn nhưng người thì ép trẻ ăn thật nhiều, người lại cho rằng trẻ không nên ăn. Hành động này khiến trẻ bị rối loạn thói quen ăn uống lành mạnh, thậm chí có khi còn làm trẻ mắc chứng “sợ ăn”.

Việc ăn uống của trẻ cần có sự thống nhất giữa các thành viên và phải theo chế độ khoa học phù hợp với độ tuổi và thể trạng của trẻ. Đồng thời, bạn nên có những biện pháp tích cực để khuyến khích trẻ ăn chứ không phải dùng việc ép buộc, đánh mắng.

Thiên Khuê

Nguồn: Sohu, QQ

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Màu sắc trang phục mang lại may mắn cho 12 cung hoàng đạo