Vì sao trẻ càng lớn càng ít nói chuyện với bố mẹ? Lý do làm nhiều người suy ngẫm

Quỳnh Trang 2021-03-31 17:45
- Khi trẻ còn nhỏ, bé trò chuyện với bố mẹ rất nhiều. Hầu như, chuyện gì trẻ cũng nói với bố mẹ. Nhưng khi trẻ lớn lên, bé lại ít trò chuỵên, giao tiếp với bố mẹ. Vì sao vậy?

Khi một đứa trẻ còn nhỏ, bé chia sẻ mọi chuyện với bố mẹ. Nhưng khi trẻ lớn lên, bé ít nói chuyện với bố mẹ hơn và dường như đang giữ khoảng cách với bố mẹ. 

Khi đứa trẻ lớn lên, trẻ ngày càng ít nói chuỵên với bố mẹ. Trong khi bố mẹ là người thân nhất của con, luôn yêu thương, sẵn sàng làm hết sức để giúp đỡ con cái. Việc trẻ ít giao tiếp với bố mẹ dẫn đến sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, lâu dầu sẽ dẫn đến xung đột.

▶ Tại sao trẻ càng lớn càng ít nói chuyện với cha mẹ?

① Không có mối quan hệ gắn bó an toàn giữa cha mẹ và con cái

Vào những năm đầu đời, trẻ luôn muốn được ở bên cha mẹ. Tuy nhiên, một số phụ huynh vì bận rộn công việc, sinh sống lâu năm ở nước ngoài hoặc vì lười biếng mà bỏ bê con cái cho người khác trong thời gian dài. Vì vậy, cha mẹ đã không mang đến cho con cái cảm giác an toàn và hài lòng, để con tin tưởng và gắn bó với chính mình. Khi đứa trẻ lớn lên, tình cảm giữa cha mẹ và con cái như người xa lạ gần gũi nhất, tuy có quan hệ huyết thống nhưng không thân thiết, đứa trẻ mặc nhiên ngại nói chuyện với cha mẹ.

Vì sao trẻ càng lớn càng ít nói chuyện với bố mẹ, lý do làm nhiều người suy ngẫm

② Đứa trẻ không nhận được sự lắng nghe và phản hồi mà chúng xứng đáng nhận được từ cha mẹ

Trẻ càng lớn càng ít nói chuyện với cha mẹ, có thể do đã có quá nhiều trải nghiệm thất bại trong giao tiếp trong quá khứ. Một số nhà tâm lý học cho rằng trẻ ngại giao tiếp với cha mẹ phần lớn là do cha mẹ thiếu sự lắng nghe và phản hồi với trẻ. 

Một số cha mẹ và con cái giao tiếp trong một môi trường không tích cực. Ví dụ, cha mẹ thường dùng giọng điệu ra lệnh của cấp trên đối với cấp dưới, ép con cái phải làm theo ý mình. Lâu dần trẻ sẽ cảm thấy việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là không cần thiết và chúng không muốn nói chuyện với bố mẹ.

③Trẻ nghĩ bố mẹ không thể giúp đỡ mình

Con cái giãi bày nỗi băn khoăn của mình với cha mẹ, một mặt để tìm kiếm sự giúp đỡ, mặt khác cũng mong được giải tỏa tâm trạng. Vì vậy, cha mẹ phải có khả năng thấu hiểu cảm xúc của trẻ và giúp trẻ giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, một số cha mẹ lại cho con cái cảm giác rằng chúng “vô dụng” và “yếu đuối”. Trẻ sẽ nghĩ rằng dù có nói với cha mẹ thì cha mẹ cũng không hiểu. Vì vậy trẻ chọn cách im lặng và không nói chuyện với cha mẹ

Vì sao trẻ càng lớn càng ít nói chuyện với bố mẹ, lý do làm nhiều người suy ngẫm

Việc giao tiếp thường xuyên giữa cha mẹ và con cái là rất cần thiết, có thể làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên thân thiết, giải quyết những hiểu lầm và mâu thuẫn không đáng có, tăng thêm niềm hạnh phúc gia đình. Vậy làm thế nào để cha mẹ và con cái có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn?

Làm sao để trẻ thường xuyên trò chuyện với bố mẹ?

① Luôn ở bên con và cho con cảm giác an toàn

Bố mẹ là người thân thiết, gần gũi nhất với con. Dù nhiều bậc cha mẹ luôn đứng đằng sau, âm thầm bảo vệ con cái nhưng điều này vẫn chưa đủ, bố mẹ phải bày tỏ tình yêu thương của mình với con cái và để con trẻ biết được điều này. Bởi chỉ khi cho trẻ biết bố mẹ yêu mình thì trẻ sẽ cởi mở hơn với bố mẹ.

Vì sao trẻ càng lớn càng ít nói chuyện với bố mẹ, lý do làm nhiều người suy ngẫm

② Giao tiếp với trẻ em một cách tự do và bình đẳng.

Cha mẹ phải luôn hiểu rằng con cái là những cá thể độc lập, chúng không phải là phụ kiện của cha mẹ và chúng không phải nhất nhất nghe theo lời cha mẹ. Vì vậy, khi giao tiếp với con cái, cha mẹ nên tạo bầu không khí đối thoại tự do, bình đẳng, không để trẻ cảm thấy quá áp lực. Hãy khuyến khích trẻ yêu cầu sự giúp đỡ và trò chuyện với chính mình.

 Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lan Khuê - Minh Tú - Hoàng Thùy: Scandal ập không chừa đầu ai