Tại sao một số chị em phát phì, một số người lại chỉ béo mỗi bụng khi mang thai?

Quỳnh Trang 2021-03-25 16:00
- Vóc dáng khi mang thai cũng là vấn đề khiến nhiều chị em phải lưu tâm.

Cân nặng, vóc dáng khi mang thai cũng là điều nhiều mẹ bầu quan tâm, lưu ý. Tuy nhiên, có một số mẹ bầu gần như không có thay đổi gì về vóc dáng thì có những mẹ bầu tăng cân chóng mặt, béo ục ịch khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai, có cách nào tốt để kiểm soát cân nặng và giữ gìn vóc dáng hay không.

Tại sao một số chị em phát phì, một số người lại chỉ béo mỗi bụng khi mang thai

Sự khác biệt về thể chất

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, vóc dáng của một số người vốn dĩ rất dễ xuống cân, thậm chí dẫu ăn nhiều thì cơ thể lại gầy hơn người khác. Và đến khi mang thai, vóc dáng họ cũng ít thay đỏi. Vóc dáng gầy, dễ xuống chủ yếu do 2 khía cạnh:

Thứ nhất, hiệu quả hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng của cơ thể thấp, đồng nghĩa với việc khả năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày và ruột kém, phần lớn thức ăn không được hấp thụ tốt. Vì vậy, mẹ bầu ăn nhiều nhưng lại hấp thụ ít chất dinh dưỡng. Cơ thể sẽ tự nhiên không tăng cân.

Thứ hai, tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể tương đối cao, điều này chủ yếu liên quan đến tỷ lệ chất béo trên cơ trong cơ thể mẹ bầu. Trong trường hợp bình thường, cơ thể có tỷ lệ trao đổi chất cao và không dễ tăng cân.

Tại sao một số chị em phát phì, một số người lại chỉ béo mỗi bụng khi mang thai

Sự khác biệt trong phản ứng của thai kỳ

Mẹ bầu nào cũng biết khi mang thai sẽ có một số phản ứng bất lợi về thể chất như ốm nghén, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của mẹ bầu. Một số bà mẹ bị ốm nghén nặng, thậm chí đến tháng thứ 5, 6 vẫn bị nôn trớ, nhìn chung là gầy hơn. Do vậy, họ thường ăn ít hơn bình thường. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại không ốm nghén. Họ ăn ngon, ngủ ngon nên dễ bị tăng cân trong thai kỳ.

Sự khác biệt về thói quen sinh hoạt cá nhân

Một số mẹ bầu sau khi mang thai ít tập thể dục mà lại ăn nhiều hơn hàng ngày nên sẽ có sự chênh lệch nhiệt lượng rất lớn giữa tiêu hao và hấp thụ. Lượng calo dư thừa sẽ tiếp tục tích tụ, cơ thể dễ phát phì. Và một số mẹ bầu có chế độ sinh hoạt điều độ và lành mạnh hơn, họ có thể kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Vì vậy, nếu bản thân mẹ bầu có thói quen tập thể dục và áp dụng chế độ ăn uống đơn giản, lành mạnh thì thường không tăng nhiều cân khi mang thai. Tuy nhiên, nếu là mẹ bầu ăn ngon miệng hơn và không có thói quen tập thể dục hàng ngày thì chuyện tăng cân nhanh chóng khi mang thai là điều dễ hiểu.

Tại sao một số chị em phát phì, một số người lại chỉ béo mỗi bụng khi mang thai

Làm thế nào để kiểm soát cân nặng khi mang thai?

1. Chế độ ăn nhạt, ít dầu và đường

Chế độ ăn uống là một phần rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể chọn chế độ ăn nhạt, ăn nhiều thịt và rau củ, ăn ít thực phẩm giàu tinh bột và đường.

2. Duy trì tập thể dục và đốt cháy calo

Nếu mẹ bầu không thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh thì bạn cần tập thể dục nhiều hơn khi mang thai. Duy trì thói quen vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể tiêu hao calo và đạt được hiệu quả giảm cân, giảm mỡ.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chọn quần jeans ôm cho nàng mũm mĩm