5 'cực hình' mẹ bầu nào cũng phải trải qua, đọc để biết mẹ đã hy sinh vì con đến mức nào
Tin liên quan
Trong quãng thời gian mang bầu, nhiều mẹ bầu đã phải chịu đựng những "cực hình" dưới đây:
Đi tiểu thường xuyên
Thai càng lớn khiến tử cung chèn ép lên bàng quang là lý do khiến mẹ bầu cảm thấy buồn tiểu và liên tục phải đi tiểu. Nhiều mẹ bầu than phiền rằng họ thường xuyên phải thức dậy vào giữa đêm để đi vệ sinh.
Một số mẹ bầu chọn cách uống ít nước hơn để giảm tần suất đi tiểu nhưng cách làm này hoàn toàn sai lầm. Mẹ bầu uống ít nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thay vì uống ít nước, mẹ bầu nên giảm uống nước trong thời gian 2 giờ trước khi đi ngủ.
Các cách khác để giảm đi tiểu thường xuyên:
- Nằm nghiêng có thể làm giảm áp lực của tử cung lên niệu quản.
- Ăn ít thực phẩm lợi tiểu như mướp đắng, cần tây, nho và dưa hấu.
Khi buồn tiểu, mẹ bầu nên đi tiểu kịp thời, nhịn tiểu dễ làm tổn thương bàng quang, các chất độc hại trong nước tiểu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mất ngủ
Nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu mất ngủ trong thai kỳ là do buồn tiểu. Ngoài ra, thai nhi lớn, chèn ép lên dây thần kinh sẽ khiến mẹ bầu bị tê bì tay chân và chuột rút. Những điều này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và không thể ngủ ngon.
Để làm giảm tình trạng mất ngủ, mẹ bầu nên:
- Ngâm chân hoặc tắm nước nóng trước khi đi ngủ hoặc ăn một số thực phẩm giúp bạn dễ ngủ vào bữa tối như quả óc chó, chuối, trứng và sữa.
- Điều chỉnh tư thế ngủ và ngủ nghiêng về bên trái để giảm áp lực của tử cung lên các động mạch. Bạn cũng có thể kê một vật như gối lên khớp gối để thư giãn các cơ vùng lưng cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Xoa bóp chân để giảm áp lực cơ của các chi và thư giãn cơ thể.
- Điều chỉnh tâm trạng, nghe nhạc và giải tỏa căng thẳng.
Xương mu ngày càng đau nhức
Trong tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi sẽ chuẩn bị cho việc sinh nở và bắt đầu chui xuống khoang chậu gần với ống sinh gây ra đau xưong mu ở người mẹ. Cảm giác này sẽ rõ ràng hơn khi mẹ bầu thay đổi tư thế.
Cách giảm đau xương mu chủ yếu là điều chỉnh tư thế và sinh hoạt đúng cách:
- Khi ngồi nghỉ ngơi, mẹ bầu nên giữ lưng thẳng hết mức có thể, chú ý kê lưng tựa phía sau
- Khi đứng, cố gắng để hai chân đứng song song với nhau, như vậy sẽ chia trọng lượng cơ thể thành hai phần
- Khi ngủ, cố gắng để chân và mông đồng thời khi trở mình, hãy làm từ từ.
- Khi di chuyển lên xuống cầu thang, đi từng bước một có thể giảm áp lực của trọng lực cơ thể lên bản thân.
Táo bón ngày càng nặng
Tình trạng táo bón khi mang thai rất hay xảy ra là do lượng progesterone do cơ thể mẹ bầu tiết ra quá lớn sẽ làm nhu động ruột già của mẹ bầu yếu đi, đồng thời áp lực do quá trình phát triển của thai nhi sẽ cản trở quá trình tuần hoàn máu ở ruột, chức năng ruột của mẹ bầu tương đối suy yếu. Ngoài ra, việc mẹ bầu giảm hoạt động khi mang thai cũng dẫn đến chức năng tiêu hoá suy giảm khiến tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng, thậm chí hình thành bệnh trĩ.
Cách làm giảm các triệu chứng của táo bón:
- Mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước trong ngày để tăng cường nhu động ruột, đồng thời ăn nhiều hạt rau củ để đảm bảo lượng chất xơ vào cơ thể, không ăn cay.
- Tập thể dục có thể thúc đẩy tốt quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể, tăng nhu động ruột.
- Xây dựng thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày, để đảm bảo thải các chất cặn bã trong cơ thể được đào thải kịp thời.
Vết rạn da gây ngứa ngáy
Một số mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 3 thường bị ngứa vùng bụng, thậm chí có triệu chứng nổi mẩn ngứa. Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở mẹ bầu hầu hết là do da bụng của mẹ bầu bị kéo căng quá mức.
Để tránh bị ngứa do rạn da, mẹ bầu nên chườm nóng và chườm lạnh để giảm các triệu chứng ngứa. Đồng thời, khi lựa chọn trang phục, bạn nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất