13 câu nói khiến con bị áp lực khi trưởng thành
Tin liên quan
1. "Con rất đẹp!"
Nguồn: Depositphotos
Các nhà tâm lý học khuyên chúng ta không nên khiến các bé gái chú ý quá nhiều tới ngoại hình. Khi lớn lên, bé gái có thể nghĩ rằng ngoại hình đẹp là quan trọng nhất và dễ tự ti bởi những khuyết điểm về cơ thể. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sao lãng trong việc học tập và trong quá trình trau dồi bản thân.
2. "Hồi bằng tuổi con, mẹ được điểm tối đa!"
Những lời so sánh không phải lúc nào cũng đem lại động lực phấn đấu cho trẻ. Hơn nữa, khi bị so sánh với cha mẹ - những người được coi là hình mẫu lý tưởng của con cái, đứa trẻ có thể cảm thấy căng thẳng và tự ti, thậm chí có thể khiến con cái xa lánh bố mẹ.
3. “Không được đến đó! Nguy hiểm!"
Nguồn: Depositphotos
Cha mẹ lo lắng, che chở cho con cái là điều thường tình. Tuy nhiên, bảo vệ con một cách thái quá có thể gây ra “hội chứng Peter Pan” ở trẻ nhỏ. Thông thường, những người trên 30 tuổi (thường là nam giới) dễ mắc hội chứng này.
Người mắc hội chứng này vốn là những người đã trưởng thành về tuổi tác lẫn ngoại hình, nhưng tâm lý, nhận thức và cách hành xử không khác gì trẻ con. Những người này rất khó kết hôn và bản thân họ cũng không muốn tự lập hay xây dựng gia đình của riêng mình.
4. "Được thôi!"
Phần lớn cha mẹ khó có thể nói “không” với con cái. Sự nuông chiều, dễ dãi này được cho là có ảnh hưởng lớn tới quá trình trưởng thành và tương lai của con cái. Nếu từ khi còn nhỏ bạn vì chiều theo mong muốn của con mà không dạy dỗ trẻ sống có kỷ luật và nguyên tắc, ở tuổi dậy thì trẻ sẽ dễ bị bạn bè xấu dụ dỗ.
5. "Con giỏi hơn nhiều so với..."
Trẻ con dễ tin những điều người lớn nói. Đó là lý do tại sao bạn không nên suốt ngày khen ngợi con cái và khiến chúng tin rằng chúng rất đặc biệt, ngay cả với mục đích động viên. Cách nói này có thể khiến trẻ hình thành suy nghĩ mình là người đặc biệt nhất và coi thường những người khác.
6. "Đã bảo rồi không nghe!"
Nguồn: Depositphotos
Chỉ trích lỗi sai của con chỉ vì chúng không nghe theo lời cảnh báo của bạn không phải luôn đem lại hiệu quả tốt. Có nhiều thứ bé cần tự trải nghiệm để có được những bài học quý giá. Ví dụ như trẻ đi xe đạp cần sự tập trung và cẩn thận, hay quần áo sẽ ướt và con sẽ bị lạnh nếu nhảy vào vũng nước.
7. "Ông bà dạy bố như thế!"
Nguồn: Depositphotos.com
Mỗi thời lại có một phương pháp nuôi dạy khác và mỗi đứa trẻ cần một phương pháp giáo dục phù hợp với tính cách của chính. Bạn không nhất thiết phải giáo dục con giống như cách bố mẹ bạn đã giáo dục bạn.
Điều quan trọng nhất là phải hiểu tính cách, nhu cầu của con và chú ý tới xã hội con bạn trưởng thành.
8. "Tôi béo quá - đã đến lúc bắt đầu ăn kiêng rồi!"
Trong mắt trẻ em, cha mẹ luôn là tốt nhất bất chấp sự thật có thể là gì. Vì vậy, bạn không nên hạ thấp hình tượng mình trước mắt con cái, đặc biệt là về ngoại hình.
9. "Đừng ăn cái đó - con béo lắm rồi!"
(Nguồn: Depositphotos.com).
Nếu muốn con bạn tránh xa những đồ ăn có hại cho sức khỏe, bạn nên tập trung vào hương vị và lợi ích của việc ăn uống lành mạnh thay vì nhấn mạnh các tác hại của việc ăn uống không lành mạnh.
Nguyên nhân là bởi nhấn mạnh vào hình thể sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và tự ti đối với ngoại hình của bản thân. Thay vì nói “Khoai tây chiên chỉ làm con béo ú thôi!”, hãy thử nói “Súp lơ ngon lắm này!”.
10. "Con ở yên đây nhé!"
Bố mẹ thường hay nói như vậy mỗi khi họ có việc cần đi mà không thể dẫn theo con cái. Nếu điều này xảy ra thường xuyên có thể sẽ khiến trẻ mất cảm giác an toàn và sợ hãi mình có thể bị bỏ rơi.
Mỗi khi bạn có việc cần đi, hãy chuyển sự chú ý của trẻ vào một vật gì đó mà chúng thích hoặc đề nghị chúng đếm những con chó, mèo chúng thấy trên đường.
11. "Đừng làm thế!"
Quát lên với trẻ như trên sẽ không giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình. Thay vì tập trung vào ngữ cảnh tiêu cực như: “Đừng nhảy vào vũng nước đó!”, bạn có thể nói: “Hãy đi quanh vũng nước này nhé con!”.
12. "Con lớn rồi, không được sợ!"
Ngay cả người trưởng thành cũng có những nỗi sợ khó nói. Nỗi sợ của trẻ con đôi khi có vẻ khá buồn cười và vô lý, nhưng không có nghĩa là bạn nên lờ chúng đi.
Bạn nên thể hiện sự đồng cảm, quan tâm và kiên nhẫn hỗ trợ con cái vượt qua nỗi sợ thay vì nói một cách dửng dưng, thiếu quan tâm cho xong chuyện.
13. "Trẻ con không được biết về tài chính của người lớn"
(Nguồn: Depositphotos.com).
Thảo luận về các vấn đề tài chính là một chủ đề nhạy cảm đối với nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo rằng phụ huynh không nên giấu trẻ con về vấn đề tài chính bởi điều đó có thể vô tình khiến trẻ phát triển tính cách sai lệch.
Trẻ con không hoàn toàn vô tâm như chúng ta nghĩ. Khi thấy bố mẹ không thể mua món đồ chơi này cho mình, chúng có thể tự suy diễn rằng tài chính gia đình mình không tốt và đổ tội lên bản thân mình.
Suy đoán sai lệch có thể khiến trẻ lúc trưởng thành trở thành người cuồng công việc hoặc tiết kiệm thái quá. Ngược lại, trẻ có thể trở thành một kẻ tiêu xài hoang phí.
Theo vietnamnet
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất