Các cô gái, đừng quá ảo tưởng về áo ngực không dây!

Eve Nguyễn 2015-06-01 07:57
- Bạn sắm một chiếc áo ngực không dây để mặc những chiếc váy hở vai, nhưng hóa ra chúng không được ưng ý, vì sao vậy?
1. Quai lưng quá rộng
Đừng quá ảo tưởng về chiếc áo ngực không dây
Khi mua áo ngực không dây, bạn phải chọn một chiếc áo có cỡ nhỏ hơn vòng ngực của mình một số. Bạn không nên lấy cỡ áo ngực thông thường để áp dụng với áo ngực không dây, mà phải chọn một chiếc áo hơi chật, để phần quai lưng có thêm độ nâng đỡ bù vào phần thiếu hụt khi không có đôi dây quai vai. Tất nhiên là bạn không thể chọn một chiếc áo ngực quá chật khiến bạn không thể thở nổi, nhưng chắc chắn, một chiếc áo ngực có vòng quai lưng quá rộng rãi thoải mái sẽ trở nên vô tác dụng, và cuối cùng, bạn sẽ chẳng còn thấy thoải mái nữa khi mà cứ phải lo lắng là áo ngực của mình sẽ bị tụt. 
 
2. Quai lưng có bản quá mảnh
Đừng quá ảo tưởng về chiếc áo ngực không dây
Vì đã chọn một chiếc áo có quai chật, nên bạn hãy chọn dây quai lưng bản to, để giảm áp lực lên da khiến bạn dễ có vết hằn trên lưng hoặc làm lộ ngấn mỡ. Đặc biệt, nếu vòng ngực của bạn càng lớn, thì càng nên chọn loại áo ngực có bản to để chắc chắn chiếc áo ngực có khả năng nâng đỡ trọng lượng vòng 1 của mình. Nếu bạn thuộc dạng “màn hình phẳng” thì có thể chọn dạng áo có quai lưng bản mảnh như áo thông thường, còn nếu bạn có vòng 1 bốc lửa thì chắc chắn nên chọn một chiếc áo ngực không dây dạng corset. 
 
3. Đừng tin tưởng các loại áo ngực đa năng
Đừng quá ảo tưởng về chiếc áo ngực không dây
Những loại áo ngực đa năng được quảng cáo là có thể mặc được nhiều kiểu, thực chất chúng không phát huy được mấy công dụng, và càng mặc nhiều lần thì càng nhanh hỏng. 
 
4. Trọng lượng của váy áo bên ngoài
Đừng quá ảo tưởng về chiếc áo ngực không dây
Bản thân chiếc áo ngực không dây chỉ có nhiệm vụ duy nhất là nâng đỡ cho vòng ngực của bạn. Đừng bắt chúng phải kiêm nhiệm thêm cả chức năng nâng hay giữ quần áo mặc bên ngoài. Nếu bạn chọn mặc áo hay váy không dây, áo hở vai, hay chú ý chọn trang phục có vòng eo bó chặt, chứ không phải là áo bó ở ngực, nếu không, chiếc áo lót không dây ở bên trong sẽ rất dễ bị tụt xuống. 
 
5. Áo quá cũ
Các loại áo ngực thông thường (có dây) nếu được mặc thường xuyên thì chỉ có hạn sử dụng trong khoảng 6 tháng tới 1 năm. Nếu là áo ngực kém chất lượng hoặc không được bảo quản tốt thì áo còn nhanh hỏng hơn. Còn với áo ngực không dây, thậm chí hạn sử dụng còn ngắn hơn, vì áo phải chịu lực đỡ nặng hơn. Thế nên áo ngực không dây rất nhanh cũ, kể cả khi bạn không mặc nó thường xuyên thì cũng không có kiểu áo ngực không dây nào có thể bền như mới sau vài năm. Sợi vải sẽ bị kéo giãn, khiến áo mất đi độ bó và khả năng nâng đỡ, áo bị “yếu” đi. Vì vậy, để có thể tận dụng tối đa thời gian sử dụng một chiếc áo ngực không dây, khi thử đồ để mua áo, bạn hãy chọn chiếc áo vừa với mình khi cài ở nấc khóa rộng nhất. Như vậy, sau một thời gian, khi áo giãn ra, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng khi cài ở những nấc áo chật hơn. 
Đừng quá ảo tưởng về chiếc áo ngực không dây
 
6. Đường viền cúp ngực quá lộ
Đừng quá ảo tưởng về chiếc áo ngực không dây
Nếu bạn chọn cúp áo không vừa vặn với bầu ngực của mình, hoặc phần độn mút trên cúp áo quá dày, thì đường viền cúp ngực có thể lộ ra, hằn nếp lên cả áo ngoài của bạn. Vì vậy, hãy chọn loại áo ngực có phần cúp ngực mềm, không đường viền để cúp ngực ôm sát vào ngực của bạn. Ngoài ra, cũng nên chọn chất liệu áo ngực và áo ngoài tương đồng với nhau. Không nên chọn áo ngoài chất liệu quá mỏng khi kết hợp với áo ngực có đường may quá dày. 
 
7. Áo ngực không dây không thể sánh bằng áo ngực có dây
Đừng quá ảo tưởng về chiếc áo ngực không dây
Bạn không nên đòi hỏi quá nhiều từ một chiếc áo ngực không dây. Dù cho người bán hàng có ca tụng chiếc áo ấy lên mây, thì thực sự, một chiếc áo ngực không dây không bao giờ có thể chắc chắn bằng một chiếc áo ngực thông thường. Bạn biết đấy, hai chiếc dây quai vai ấy đâu có phải dùng để làm cảnh đâu? 
 
*Để bảo quản áo ngực không dây tốt hơn, hãy chú ý:
- Không nên giặt áo ngực quá thường xuyên: Bột giặt và thao tác giặt có thể làm giảm độ đàn hồi của áo, khiến quai áo không còn bó chặt được vào người và không thể đỡ được ngực của bạn, nhất là khi không có đôi dây quai vai. Một khi áo ngực đã mất dáng, thì chiếc áo ngực coi như bị vứt đi. 
- Có thể mặc áo ngực 3-4 lần rồi mới giặt: Trừ khi bạn mặc áo ngực vào một ngày đổ mồ hôi quá nhiều, còn nếu không, bạn có thể mặc lại chiếc áo ngực thêm vài ngày. 
- Đọc kỹ tag trên áo: Tag trên áo ngực lúc nào cũng có rất nhiều chỉ dẫn về việc giặt giũ và phơi phóng. Nếu bạn muốn giặt áo ngực trong máy giặt, nhớ chọn chế độ giặt nhẹ nhàng nhất, và nên cho áo vào bên trong một chiếc túi giặt để áo ngực không bị vặn xoắn, cũng tránh để áo bị móc vào các loại quần áo khác. Chú ý, khi cho áo vào trong máy giặt, nhớ cài hay quai ngang vào nhau để áo không bị kéo giãn sang hai bên. Bạn cũng nên chọn loại bột giặt dịu nhẹ, không có chất tẩy.
- Không dùng máy sấy: Kể cả vào những ngày nóng ẩm hay bận rộn, bạn cũng không nên để áo ngực vào trong máy sấy quần áo, nếu không áo sẽ dễ bị giãn. 
- Xếp áo cẩn thận: Hãy xếp áo vào trong ngăn kéo, áo nọ chồng lên áo kia để giữ được dáng. 
 
Eve Nguyễn
(Ảnh: amazon, cosmopolitan, lipstiq) 
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 scandal chấn động nhất của showbiz Hoa ngữ nửa đầu năm 2021