Bàn chân lạnh có thể gây bệnh? Cách giữ ấm chân hiệu quả
Tin liên quan
Bàn chân lạnh có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe
Vào mùa lạnh, mọi bộ phận trên cơ thể đều cần giữ ấm đúng cách, trong đó bàn chân càng phải làm tốt công tác này hơn nhưng lại thường bị chúng ta lơ là bỏ qua. Chân thường xuyên bị nhiễm lạnh không những gây tổn thương bên ngoài mà còn khiến bạn dễ mắc bệnh.
Bàn chân lạnh gây nhiều nguy cơ sức khỏe như thế nào? Theo Đông y, bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của cơ thể với rất nhiều chi tiết quan trọng. Gần như mọi bộ phận trên cơ thể đều có kết nối với bàn chân.
Bàn chân của chúng ta có đến 26 xương, 33 mạch máu, 19 cơ, 107 dây chằng, 66 huyệt vị, hơn 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều động mạch, tĩnh mạch. Có thể thấy, khi chân bị lạnh và yếu ớt, các cơ quan khác cũng không thể khỏe được.
Chân lạnh dễ gây tình trạng da khô, nứt nẻ, chảy máu và đau đớn
Đầu tiên, khi bàn chân không được giữ ấm đầy đủ, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh sẽ gây hiện tượng nứt nẻ, khô da, nghiêm trọng hơn còn chảy máu và đau rát khó chịu, ảnh hưởng cho sinh hoạt hằng ngày.
Lớp mỡ mỏng manh dưới da ở bàn chân không đủ để bảo vệ khỏi các tác nhân từ bên ngoài trong mùa lạnh. Điều này là nguyên nhân gây tổn thương da ở chân. Nếu không xử lý tốt vết thương, bạn còn có thể bị nhiễm trùng.
Chân lạnh làm phát tác bệnh xương khớp
Một vấn đề sức khỏe liên quan đến bàn chân lạnh nữa chính là các vấn đề về xương khớp, đặc biệt xảy ra nhiều hơn ở người lớn tuổi hoặc đã có bệnh xương khớp mãn tính. Điển hình như viêm khớp, phong thấp…
Người bị phong thấp thường có nhiều triệu chứng như hai chân nóng đỏ, sưng tấy kéo dài đến tận mắt cá chân, kèm theo đau nhức, tê cứng, khó hoạt động. Còn viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở một chân, sau đó mới chuyển sang chân kia.
Chú ý khi da bàn chân bị nứt nẻ, bạn không nên chủ quan. Một khi để tình trạng kéo dài nghiêm trọng sẽ gây lở loét, nhiễm trùng, hoại tử. Bệnh nhân không điều trị sớm có thể bị hỏng khớp và phải cắt bỏ.
Cách giữ ấm chân trong mùa lạnh
Sử dụng tất hoặc bốt chuyên dụng
Để phòng tránh các tác hại do bàn chân lạnh gây ra, bạn nên trang bị vật dụng giữ ấm chân đúng cách. Bạn nên mang tất cả khi ra ngoài và ở trong nhà. Lựa chọn loại tất vừa đủ dày, cổ cao ít nhất qua khỏi mắt cá chân, độ co giãn và thấm hút tốt để đi lại thoải mái.
Ngoài ra, thị trường hiện nay còn có loại bốt giữ ấm chân (hay còn gọi là đệm sưởi). Bên ngoài sản phẩm thường làm bằng vải mềm có lớp bông, bên trong động cơ dùng điện năng làm ấm lớp bông, giúp chân luôn ấm áp và còn được massage.
Ngâm chân bằng nước nóng
Ngâm chân đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể ngâm chân với nước có độ nóng vừa phải (miễn không gây bỏng da). Thực hiện trước giờ ngủ khoảng 1 tiếng giúp làm ấm chân và toàn thân, khử mùi hôi, giảm căng thẳng và an thần.
Chườm nóng
Nếu điều kiện không thuận tiện để ngâm chân trong chậu nước, bạn có thể chuẩn bị túi chườm nóng để dễ dàng làm ấm chân hơn. Chú ý thời gian chườm không nên quá lâu, tốt nhất là thư giãn trong 15 - 20 phút là được.
Một số lưu ý khác giúp chân và cơ thể khỏe mạnh hơn
Bạn nên hạn chế thức ăn nguội và đồ uống lạnh, uống nhiều nước ấm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe vào mùa lạnh. Ăn uống đầy đủ và đa dạng để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng.
Có thể dùng kem dưỡng ẩm để cải thiện và phòng tránh nứt nẻ da. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là vệ sinh chân sạch sẽ, cắt giũa móng gọn gàng và không nên lạm dụng các sản phẩm làm đẹp như sơn móng chân.
Có chế độ vận động thể chất đều đặn và phù hợp với sức khỏe để nâng cao hệ miễn dịch, giúp lưu thông máu huyết, tăng cường hiệu quả trao đổi chất giúp cơ thể khỏe mạnh và đầy sức sống.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn khắc phục tốt cũng như ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe do bàn chân lạnh gây ra.
Thiên Khuê (Theo Tips)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất