Uống nước kiểu này nguy hiểm vô cùng, nhiều người tử vong vì ngộ độc

2018-01-10 20:09
- Nhiều người có thói quen uống nhiều nước với quan niệm tốt cho sức khỏe mà không hề biết rằng uống quá nhiều lại dẫn tới nhiễm độc nước, nguy hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

 Ngộ độc nước là gì?  

Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước là một triệu chứng ngộ độc do hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể. Từ đó làm hạ natri máu và gây ra những xáo trộn điện giải do tăng lượng hydrat trong cơ thể đột ngột, khiến chức năng não bộ con người bị tác động và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và nôn mửa thường khiến nhiều người không nhận ra được tình trạng ngộ độc nước, dẫn đến tình trạng điều trị muộn và tử vong.  

Nguyên nhân gây ngộ độc nước  

Có thể thấy việc hấp thu một lượng nước ổn định mỗi ngày là rất tốt, giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Tuy vậy việc uống quá nhiều nước, vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể sẽ gây ra tình trạng sốc, rối loạn điện giải và hạ natri máu đột ngột.  

Natri là chất điện phân chính trong cơ thể, khi cơ thể bị mất điện giải natri bị hạ nhanh chóng. Nếu tiếp tục uống thêm nước sẽ khiến phần chất lỏng này tích tụ trong não, tim và phổi gây rối loạn chức năng hoạt động của các bộ phận, gây sốc phản vệ và tử vong đột ngột.  

 Ngộ độc nước thường diễn ra nếu cơ thể hấp thu lượng nước quá 5 lít trong cùng một khoảng thời gian. Ngộ độc nước hiếm khi xảy ra bởi khả năng uống một lượng lớn nước như vậy là rất khó khăn. Tuy vậy tình trạng này vẫn có thể diễn ra ở những người tham gia các cuộc thi uống nhiều nước, hay những lần tập thể dục cường độ cao và muốn nạp một lượng lớn nước vì quá khát. Đối với thời chiến tranh, việc tra tấn tội phạm bằng cách tạt nước liên tục làm ngạt thở và hít nước vào phổi cũng là lý do gây ngộ độc nước.  

Bên cạnh đó, những tác nhân sau đây cũng thúc đẩy con người uống nước nhiều hơn, vượt quá mức cho phép:  

- Trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp, khiến việc chỉ cần hấp thu quá lượng nước trẻ có thể chịu đựng sẽ khiến mức natri bị hạ mạnh, gây ngộ độc;  

- Luyện tập thể dục cường độ cao, ra nhiều mồ hôi gây mất nước. Đặc biệt việc uống quá nhiều và liên tục trong khi vận động, chạy bộ sẽ khiến hạ natri máu, gây ngộ độc;  

- Cơ thể làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, thúc đẩy hấp thu nhiều nước hơn. Đặc biệt ở người làm việc trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.  

- Dùng chất kích thích, dùng MDMA (thuốc lắc) khiến cơ thể và trí óc bị kích động, đổ mồ hôi.  

- Người bị rối loạn tâm thần, luôn muốn uống nước liên tục khiến cơ thể có nguy cơ bị ngộ độc nước mà không hay biết.  

Nhiều người đã tử vong  

Theo một báo cáo, đã ghi nhận trường hợp 17 người lính giảm natri máu do uống nhiều nước. Nồng độ natri máu dao động từ 115 đến 130 mmol/L, trong khi giới hạn bình thường là 135-145 mmol/L.  

Ở một trường hợp khác, 3 người lính tử vong vì hạ natri máu và phù não, những người này uống 10-20 lít chỉ trong vài giờ. 

Tình trạng ngộ độc nước cũng xảy ra ở các môn thể thao, đặc biệt là thể thao cần sức chịu đựng.  

Trong cuộc đua Marathon Boston năm 2002, 13% người tham gia có triệu chứng hạ natri máu. 0,06% trong số đó có nồng độ natri dưới 120 mmol/L. Một số người ngộ độc nước ở sự kiện thể thao này đã tử vong. Ví dụ, một vận động viên chạy bộ đường trường đã qua đời, các kiểm tra cho thấy nồng độ natri thấp hơn 130 mmol/L, tràn dịch và thoát vị não.  

Ngộ độc nước thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân tâm thần, đặc biệt là tâm thần phân liệt. Đối chứng với kết quả báo cáo, 27 bệnh nhân tâm thần phân liệt đã qua đời, 5 người trong số đó tử vong vì ngộ độc nước.  

Vậy uống bao nhiêu nước một ngày là đủ?  

Các nghiên cứu cho thấy trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml. Ví dụ, một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải áp dụng quá chính xác cho công thức này mà cần ''lắng nghe'' nhu cầu của cơ thể hoặc quan sát nước tiểu, nếu thấy có màu vàng đậm tức là bạn đang bị thiếu nước.  

Về thời điểm uống nước tốt cơ thể, cần lưu ý:  

Uống khi vừa ngủ dậy  

Uống trước khi ăn sáng 30 phút là hợp lý nhất, bởi khi vừa ngủ dậy qua một đêm dài cơ thể bạn cần bù đắp nước. Uống một ly nước trước khi ăn sáng còn giúp làm sạch đường ruột, cảm giác đói hơn và ăn sáng ngon hơn.  

Uống sau khi vận động nhiều  

Bổ sung nước sau khi vận động, đi lại, chơi thể thao hoặc làm việc nhiều giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi.  

Uống trước khi ngủ 30 phút  

Trước khi đi ngủ nửa tiếng nên uống một ly nước giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Thói quen này còn có tác dụng phòng chống nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu.  

Uống nước đúng cách  

Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần làm mất đi các khoáng chất như chì, nitrat, cadimium. Nước đã đun quá 2 ngày nên thay nước mới.  

Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Không uống nhiều nước ngọt có ga, thay vào đó hãy uống nước lọc.  

Trong khi ăn không nên uống quá nhiều nước. Sau khi chơi thể thao cũng không nên uống nước ngay hay uống nhiều, ngược lại hãy uống từ từ thành từng ngụm nhỏ sẽ tốt cho tim mạch hơn.   

Theo An Nhiên/Phunutoday

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bắt trend với gam màu xanh quả bơ hot hit nhất hè 2021, vừa xinh vừa cực kỳ dịu mát