Muỗi gây sốt xuất huyết có thể di truyền vi rút sang đời con hay không?

2017-08-30 10:40
- Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi căn bệnh sốt xuất huyết vẫn đang xảy ra ở Hà Nội.

Bản thân muỗi Aedes aegypti không tự nhiên mang trong mình vi rút Dengue. Muỗi chỉ bị nhiễm vi rút Dengue khi chúng đốt người bị bệnh sốt xuất huyết. Khi muỗi đốt người bệnh, vi rút Dengue sẽ nhiễm vào tế bào của muỗi. Vi rút Dengue nhân lên trong cơ thể muỗi và khi đã đạt được đủ số lượng vi rút sẽ truyền cho người khỏe mạnh thông qua nốt đốt. Vi rút Dengue sẽ truyền từ cơ thể muỗi qua tuyến nước bọt của muỗi vào máu của người bị đốt.

Theo TS. Vũ Đức Chính, Trưởng Khoa Ký sinh trùng và Côn trùng (Viện Sốt rét và ký sinh trùng Trung ương), khi muỗi vằn cái có mang vi rút Dengue vẫn có thể di truyền vi rút lại cho con. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường rất nhỏ, tùy theo loại muỗi và chủng vi rút Dengue thuộc vào tuýp gì mà tỷ lệ sẽ khác nhau, nhưng chỉ nằm trong khoảng dưới 10%.

Muỗi sốt xuất huyết có thể di truyền vi rút có thể hệ con hay không?

Tỷ lệ di truyền vi rút cho con rất nhỏ.

TS. Chính nhận định, năm nay dịch sốt xuất huyết có sự bất thường, tăng mạnh ở Hà Nội. Năm 2016, dịch sốt xuất huyết có sự gia tăng bất thường ở 4 tỉnh Tây Nguyên. Nguyên nhân của số ca mắc sốt xuất huyết ở Tây Nguyên vào thời điểm đó là do hạn hán, người dân tích nước ăn nhiều là nơi thuận lợi cho muỗi đẻ trứng. Năm nay, Hà Nội bùng phát dịch ngược hoàn toàn so với Tây Nguyên do mưa nhiều. Nhưng mưa chỉ mưa rải rác không to, mưa xen khẽ nắng.

“Vì vậy nền nhiệt độ cao thuận lợi cho bọ gậy, muỗi và vi rút phát triển nhanh. Mưa xen kẽ nắng dễ tạo ra những vũng nước đọng để muỗi có thể đẻ trứng và phát triển”, TS. Chính nói.

TS. Chính cho hay, một con muỗi mẹ có thể đẻ được từ 4-5 lứa mỗi lứa đẻ được từ 70- 100 quả trứng. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, vòng đời của muỗi cái có thể sống 20-40 ngày. Ở nhiệt độ cao, muỗi phát triển nhanh, khi nhiệt độ thấp thì mật độ muỗi sẽ giảm.

Ở điều kiện thuận lợi, chỉ sau 1 tháng, muỗi cái có thể sinh sản ra một đàn muỗi khổng lồ.  Đặc điểm của muỗi Aedes aegypti chỉ thích đẻ ở những nơi có nước sạch và những nơi nước đọng ở lốp xe, chậu cây cảnh, dụng cụ phế thải quanh nhà có nước đọng. Muỗi thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. Chỉ muỗi cái mới đốt người vì chúng cần protein để đẻ trứng.

Trứng muỗi vằn chỉ mất từ 5-8 ngày để phát triển thành muỗi con. Sau 5 - 7 ngày, muỗi con phát triển thành muỗi trưởng thành có thể hút máu (chích) người và tìm nơi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước. Muỗi Aedes aegypti chỉ sống quanh nhà vì nó không bay đi quá xa, thường không bay quá 200 mét trong suốt vòng đời. Tại Hà Nội, nơi đẻ trứng của muỗi tập trung chủ yếu ở những bãi đất trống, rác thải sinh hoạt.

TS. Chính khuyến cáo, dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội đang diễn biến rất phức tạp. Người có việc cần đi vào nơi có mật độ muỗi nhiều nên mặc quần áo dài dùng các loại kem thoa muỗi. Hoặc có thể dùng các loại tinh dầu như dầu tràm, sả đều có tác dụng xua muỗi. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp tạm thời. Vì các loại tinh dầu này không lưu lại được lâu.

Cách tốt nhất để phòng dịch sốt xuất huyết là diệt muỗi và triệt đường sinh sản của lăng quăng/bọ gậy

 

Những đặc điểm cần biết về muỗi Aedes aegypti:

Thường sống trong nhà gần người.

Thích đậu nơi có ánh sáng yếu và có độ cao từ 2 mét trở xuống.

Muỗi Aedes aegypti  không đậu trên tường vách.

Muỗi đốt người vào thời gian sáng sớm và chiều tốt.

 

Ngọc Minh 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nhìn gì trên cơ thể để phán đoán chức năng gan có khỏe mạnh hay không