Yêu đương không có con cái: Thế giới riêng của hai người
Theo chị Ngọc Anh, "hẹn hò không ràng buộc" là một xu hướng phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và cũng đã xuất hiện ở Việt Nam với nhiều cuộc hôn nhân không sinh con. Thậm chí, có người có khả năng sinh con nhưng vẫn chọn thuê người mang thai hộ hoặc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
"Những người trẻ hoặc có khả năng sinh đẻ nhưng lại chọn "không sinh con" có nhiều lý do, không chỉ về áp lực tài chính hay khó khăn trong việc tìm đối phương phù hợp. Họ cũng phải đối mặt với áp lực từ gia đình, người thân và xã hội xung quanh. Tuy nhiên, ít nhất là những khách hàng trí thức mà tôi đã gặp, họ dễ dàng vượt qua những định kiến, áp lực bằng cách sống độc lập, tự lập kinh tế và có ích. Những người phụ thuộc vào gia đình thì mới gặp khó khăn khi quyết định "không sinh con". Hẹn hò, kết hôn nhưng không sinh con là sự lựa chọn của một phần người trẻ hoặc những người không muốn đối mặt với gánh nặng của việc nuôi dạy con cái trong xã hội hiện đại", chị nói.
(Ảnh minh họa)
Chị Ngọc Anh cho rằng, đây là một mối quan hệ tích cực, hiện đại trong bối cảnh tăng cao của dân số đô thị và tình hình kinh tế ngày càng khó khăn. Việc nuôi con trở nên phức tạp và tốn kém hơn, làm cho nhiều người tìm đến chị để đề xuất một mối quan hệ "hẹn hò không mục đích sinh con". Đây là một thỏa thuận không được ghi chép, nhưng đã được thống nhất giữa cả hai bên và người mối mọi dù không thể thể hiện chính xác trong văn bản.
Họ thường đồng thuận với việc sử dụng phương tiện tránh thai và thực hiện mối quan hệ tình dục an toàn sau khi thảo luận rõ mục đích là 'không sinh con/ không muốn có thêm con. Điều đặc biệt là những người chọn mối quan hệ này thường là những người trí thức, có trình độ học vấn cao. "Lúc này, thế giới hẹn hò thực sự chỉ còn lại hai người, không bị ảnh hưởng bởi những lo lắng về con cái hay việc 'sẽ có con' làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ. Tâm lý khi hẹn hò của họ cũng thoải mái hơn, họ tập trung vào cảm xúc của nhau và chú ý đến tính cách, ngoại hình của đối phương thay vì tập trung vào vấn đề kinh tế, công việc, gia đình và học vấn của đối phương", chị nói thêm.
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ không muốn có con?
Thực tế, ngày càng nhiều người lựa chọn cuộc sống không con cái. Năm 2018, số trẻ sinh ở Mỹ đạt mức thấp nhất trong 32 năm và từ đó đến nay tiếp tục giảm. Theo các nhà nhân khẩu học và xã hội học, dù đại dịch Covid-19 khiến mọi người phải ở nhà nhiều, tỷ lệ sinh vẫn khó tăng lên.
Một nghiên cứu năm 2018 chỉ ra ở Mỹ, phụ nữ đã kết hôn và có con ít hạnh phúc hơn phụ nữ đã kết hôn nhưng không có con. Các công trình cũng chỉ ra rằng phụ huynh Mỹ có cách biệt hạnh phúc lớn nhất so với người không có con do nước này thiếu các chính sách giúp đỡ như trợ cấp chăm sóc trẻ em, nghỉ phép có trả lương.
Đây cũng là hai trong số nhiều lý do khiến Helen Hsu 47 tuổi, nhà tâm lý học làm tại Đại học Stanford, không sinh con. Theo Hsu, nuôi dạy con cái với chị gần như là điều bất khả thi về mặt tài chính.
Đối với vợ chồng Ren và Fu ở Thượng Hải, sinh thêm một đứa con cũng giống như việc mua ôtô đắt tiền khi họ chỉ có khả năng lo cho một đứa trẻ với mức thu nhập khiêm tốn.
"Ngoài vấn đề tài chính, một lý do khác là chúng tôi không thực sự thích trẻ con", Ren, người vợ làm trong ngành quảng cáo cho biết. Fu, người chồng đang làm trong lĩnh vực tài chính, cho rằng các bậc phụ huynh đều phải hy sinh nhiều thứ khi có con. "Trong quá trình nuôi dưỡng một đứa trẻ, bạn liên tục cho đi và không nhận lại được bao nhiêu. Chắc chắn bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và những thứ khác", cặp đôi cho biết thêm.
Cặp vợ chồng Ren và Fu.
Cặp đôi kết hôn vào năm 2009 và đã có một cậu con trai. Không chỉ riêng Ren và Fu, nhiều người trẻ khác ở đất nước tỷ dân này cũng đối mặt với những áp lực vô hình khi sống trong một thành phố sầm uất và mọi thứ đều đắt đỏ.
Khánh An (Tổng hợp)