Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tâm sự chua xót sau phiên tòa
Tin liên quan
“20 năm âm thầm đứng sau chồng, những đồng vốn đầu tiên của Trung Nguyên là từ vợ. Giấy tờ góp vốn tại ngân hàng, thậm chí cả tiền riêng của tôi đóng góp thay cho gia đình bên nội, vẫn còn đầy đủ.
Khi không chứng minh được nguồn vốn xuất phát điểm của Trung Nguyên từ đâu, anh lớn tiếng lăng mạ tôi trước toà, rồi chuyển ngay sang chủ đề kế sách phát triển Trung Nguyên, linh hồn của Trung Nguyên, tâm – trí làm người, tiền – quyền để làm gì…
5 năm anh lên núi thiền, các con không được gặp Ba và chẳng được một đồng cấp dưỡng. Giờ các con khẩn khoản xin Ba chút cổ phẩn để kế thừa sản nghiệp của gia đình, tránh cho gia sản của Ba Mẹ bị rơi vào tay những người khác, nhưng mọi đề nghị anh từ chối hết. 70% Trung Nguyên cho anh và 30% cho 5 mẹ con. Vậy tôi còn nên tin vào những điều thiện lành anh vẫn rao giảng?
Lâu nay, tôi gánh tai tiếng tranh giành tài sản với anh. Miệng lưỡi thế gian rồi truyền thông bủa vây tôi. May sao các con ngoan và đủ nhận thức được mọi việc.
Tôi đã kiên nhẫn, thậm chí sinh thêm con gái Út để níu kéo, để gìn giữ gia đình.
Lỗi tại tôi. Tôi đã trao gửi sự tin tưởng vào anh quá lâu mà không nhìn thẳng vào sự thật.
Mẹ xin lỗi các con vì đã không bảo vệ được gia đình ta.
Tôi thanh thản. Thật sự thanh thản.”
Cuộc tranh cãi của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên không chỉ là câu chuyện về sự đổ vỡ của một cặp vợ chồng mà còn là bức tranh thu nhỏ về cuộc đời, về con người. Từ một cặp đôi gắn bó với nhau từ thuở cơ hàn, hơn 20 năm giờ đây lại kết thúc trong với cảnh “đấu tố” nhau không tiếc lời trước bàn dân thiên hạ. Âu cũng chỉ vì hai chữ quyền lợi và niềm tin đã không còn.
Như bà Thảo đã viết “ Vậy tôi còn nên tin vào những điều thiện lành anh vẫn rao giảng? ”. Trong khi bà Thảo lần lượt phơi bày những đóng góp và sự hy sinh của mình cho gia đình và chỉ trích sự vô trách nhiệm của chồng, thì phía ông Vũ cũng có những phản biện sâu cay với triết lý về đồng tiền để phủ nhận những lời cáo buộc của vợ. Dù là những lời nói hoa mỹ có hay đến đâu, nhưng hành động và kết quả mang lại không tốt đẹp thì cũng chẳng ích gì.
Thử hỏi việc bà Thảo gọi cả hai đứa con đang ở bên nước ngoài trở về để tham dự vào phiên tòa giữa cha mẹ, có nên chăng? Và với việc bỏ đi biền biệt tận 5 năm trời của ông Vũ, liệu những đứa trẻ ấy sẽ cảm thấy thế nào? Sau những giằng co giữa người lớn, chẳng phải kẻ tổn thương nhiều nhất lại là những đứa con hay sao?
Khi lòng tin ở con người đã không còn, lúc những nghi kỵ ngờ vực lẫn nhau xuất hiện cũng là khi con người bắt đầu xa rời nhau. Khi đụng đến quyền lợi, con người có thể trở nên thay đổi đến không ngờ. Chẳng còn niềm tin và sự tôn trọng nhau, đối với họ những việc làm của đối phương đều trở thành những hành động sai trái. Để rồi quay ra tổn thương nhau và thậm chí làm liên lụy đến những người ngoài cuộc vô tội là những đứa con của mình.
Đó cũng là hiện thực của xã hội ngày nay, con người vì quyền lợi mà sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện ngay, thậm chí bỏ mặc chuyện sẽ làm tổn thương những người thân yêu bên cạnh. Để rồi khi một trong hai phía giành chiến thắng, còn lại gì ngoài thứ vật chất bên ngoài và những mối quan hệ rạn vỡ, những vết thương trong tâm hồn không bao giờ được chữa lành.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất