Dạy trẻ làm việc nhà, cha mẹ coi chừng tai nạn rủi ro

2016-12-10 11:21
- Dạy con làm việc nhà mang lại cho nhiều lợi ích bất ngờ, tuy nhiên, tùy từng công việc có thể cho bé tham gia để đảm bảo an toàn cho bé, tránh những tai nạn rủi ro đáng tiếc.

Khi nào nên bắt đầu dạy con làm việc nhà?

Dạy con làm việc nhà là điều cực kỳ tốt cho sự phát triển các kỹ năng của trẻ nhỏ. Cha mẹ không nên nghĩ rằng, con còn nhỏ thì chỉ cần chơi ngoan, ăn tốt ngủ tốt là được rồi. Tuy nhiên, có một số công việc nhà bé có thể làm được khi mới ở lứa tuổi lên 2-3.

Dạy trẻ làm việc nhà, cha mẹ coi chừng tai nạn rủi ro

Dạy con làm việc nhà là điều cực kỳ tốt cho sự phát triển các kỹ năng của trẻ nhỏ. Ảnh: Lâm Anh 

Ở giai đoạn tuổi này, bé đã bắt đầu thích bắt chước người lớn làm việc nhà, cũng bởi sự tò mò và cảm thấy thích thú với mọi thứ xung quanh, bé sẽ không ngừng làm bung bét mọi thứ.

Do vậy, thay vì mặc kệ bé muốn làm gì thì làm, cha mẹ hãy dạy bé một số công việc phù hợp với giai đoạn tuổi của bé.

Tuy nhiên, những công việc quá sức đối với tuổi của bé cha mẹ cũng không nên cho bé làm, tùy từng giai đoạn tuổi để dạy và khuyến khích bé tham gia cho phù hợp.

Dạy trẻ làm việc nhà, cha mẹ coi chừng tai nạn rủi ro

Có một số công việc nhà bé có thể làm được khi mới ở lứa tuổi lên 2-3. Ảnh: Lâm Anh

Trẻ có thể gặp tai nạn rủi ro khi làm việc nhà

Dạy con làm việc nhà mang lại cho bé niềm vui và lợi ích bất ngờ, tuy nhiên, tùy từng công việc có thể cho bé tham gia để đảm bảo an toàn cho bé, tránh những tai nạn rủi ro đáng tiếc xảy ra với trẻ.

Nói về những rủi ro khi dạy con làm việc nhà, chị Thu Hằng (ở Khu đô thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội) tâm sự, với mong muốn con được tham gia công việc cùng bố mẹ, giúp con hình thành kỹ năng sống cần thiết, chị đã không quên dạy con gái làm việc nhà từ khi mới hơn 2 tuổi.

“Ban đầu tôi dạy bé quét nhà, thay vì quét lung tung như mọi khi bé vẫn nghịch ngợm, thì tôi hướng dẫn bé cách quét từ trong ra ngoài và dùng hót rác đổ vào thùng. Dạy con cách tưới cây hàng ngày và một số công việc cần thiết như dọn dẹp gọn gàng đồ chơi sau khi chơi, xếp gọn sách truyện sau khi đọc…”, chị Hằng chia sẻ.

Theo tâm sự của chị Hằng, khi dạy bé công việc vệ sinh nhà cửa, lau chùi bàn ghế, cửa sổ… có lần vì con hăng hái quá nên khi kê ghế lau cửa , vì với tay quá cao nên đã bị ngã sưng u trán, rất may không ảnh hưởng đến hộp sọ bé nhưng cú ngã khiến bé bị sai khớp cổ chân gần một tuần sau mới khỏi hẳn.

Dạy trẻ làm việc nhà, cha mẹ coi chừng tai nạn rủi ro

Các bé gái thường thích thú công việc nội trợ như nấu ăn. Ảnh: Lâm Anh 

Chị Hằng nói tiếp: “Khi con hơn 4 tuổi, bé bắt đầu tò mò với công việc bếp núc của mẹ, mỗi lần tôi nấu ăn bé đều đề nghị với mẹ được tham gia đảo đồ ăn trên bếp và vo gạo cắm cơm giúp mẹ… Nghĩ con đã lớn nên tôi không ngại kê cho bé cái ghế để bé đứng cho vừa tầm với bàn bếp, có thể đảo được thức ăn. Tuy nhiên, một tai nạn xảy ra khi tôi đang mải chăm đứa nhỏ, cô gái lớn vì xào nấu cạn nước nồi rau nên bắt chước mẹ lấy nước phích đổ thêm vào khỏi cháy, không may phích nước nóng vì quá nặng đổ vào chân khiến bé bỏng nặng cả bàn chân phải đưa đi cấp cứu”.

Chị Hằng buồn bã nói, dù tai nạn không gây ảnh hưởng đến tính mạng con, nhưng sau khi vết thương đã liền, nhìn vết sẹo lớn trên bàn chân bé mà thương con.

Dạy trẻ làm việc nhà, cha mẹ coi chừng tai nạn rủi ro

Vết sẹo dài trên mu bàn chân con gái chị Hằng do không may bị bỏng khi tham gia làm việc nhà. Ảnh: Lâm Anh

Mặc dù vậy, chị Hằng cho biết, không phải vì sợ tai nạn mà chị không cho con tiếp tục tham gia công việc nhà. Cậu con thứ 2, dù chưa đầy 2 tuổi nhưng chị cũng bắt đầu dạy và khuyến khích bé làm một số công việc phù hợp nhằm mang lại cho bé niềm vui và rèn luyện những kỹ năng cần thiết.

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi làm việc nhà

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi làm việc nhà là điều nhất thiết phải lưu ý. Có nhiều mối tai nạn rình rập trẻ trong chính căn nhà mà bản thân bé và cha mẹ không thể lường trước.

Tuy nhiên, không phải vì sợ xảy ra tai nạn mà cha mẹ không cho trẻ làm bất kỳ việc gì trong nhà, điều này rất nguy hiểm đến sự phát triển về các kỹ năng vốn có của bé. Mặt khác, trẻ không tham gia làm việc nhà sẽ hình thành tính ỷ lại, thiếu tự tin vào khả năng của bản thân và thiếu tính sáng tạo trong cuộc sống.

trẻ làm việc nhà

Trẻ có thể xếp gọn sách truyện lên giá giúp bố mẹ khi mới ở giai đoạn hơn 2 tuổi. Ảnh: Lâm Anh

Do vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cẩn thận với những công việc phù hợp với độ tuổi của bé. Mặt khác nên dặn dò và cảnh báo bé về những mối nguy hiểm có thể xảy ra để bé chủ động phòng ngừa.

Những công việc liên quan đến điện đóm và bếp núc… không nên dạy bé làm khi con còn quá nhỏ để tránh những tai nạn đáng tiếc như điện giật, bỏng nước sôi, đồ ăn nóng…

Mọi câu hỏi của bé về công việc đang tham gia cũng đòi hỏi cha mẹ cần giải đáp cho bé hiểu, không nên vì thấy phiền toái hay mệt mỏi mà từ chối, thoái thác những thắc mắc của bé.

Ngoài ra, nếu trẻ chưa hoàn thành tốt công việc của mình hoặc làm hỏng đồ, cha mẹ không nên đánh mắng hoặc chê trách trẻ. Nên động viên và khuyến khích trẻ để lần sau bé làm tốt hơn.

Gợi ý những việc nhà có thể dạy bé từ 2-4 tuổi:

Dạy trẻ làm việc nhà, cha mẹ coi chừng tai nạn rủi ro

Lâm Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Kem dưỡng dành cho da mụn siêu đỉnh mà ít người biết