Mẹ bất lực nhìn con gái 4 tuổi la hét, nghiến răng đến nỗi quai hàm run rẩy, lý do chắc chắn bà mẹ nào cũng đã từng gặp phải
Tin liên quan
Nuôi nấng và dạy dỗ con cái trưởng thành là một hành trình rất dài, đòi hỏi ở cha mẹ rất nhiều điều từ kiến thức đến kỹ năng. Đó là tổng hòa của sự tinh tế, nghiêm khắc nhưng khéo léo, chiều chuộng nhưng chừng mực, kiên nhẫn tỉ mỉ và đầy tình yêu thương. Trẻ con như một tờ giấy trắng, người lớn vẽ ra sao nó sẽ thành như vậy.
Nhiều bà mẹ thừa nhận mỗi lần con bước vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2, 3, 4... là lúc bố mẹ hết sức đau đầu. Các bé có sự thay đổi tính cách và hành động đột ngột khiến bố mẹ bất ngờ lẫn choáng váng. Một bà mẹ tâm sự, không hiểu đứa con gái hiền lành, ngoan ngoãn ngày nào đã biến mất, thay vào đó là cảnh tượng con ăn vạ khắp mọi nơi khiến chị cảm thấy bất lực.
Những lúc bé ăn vạ, chị chỉ còn biết đứng trân trân nhìn con trong vô vọng, em bé dễ thương ngày nào giờ đang la hét, đá lên mặt sàn phòng khách. Con bé nắm chặt tay, nghiến răng rất mạnh đến nỗi quai hàm của con bé run rẩy. Còn người mẹ không biết phải hành xử ra sao trong lúc này, kiên nhẫn hay đánh con một trận no đòn?
Trẻ ăn vạ khiến nhiều bố mẹ hết sức đau đầu. Ảnh minh họa.
Các chuyên gia cho rằng những màn giận giữ kịch tính và đôi khi đáng sợ này xuất phát từ sự "thiếu ngôn ngữ" nghĩa là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không thể nói cho bạn biết điều gì đang trái ý hoặc chúng cần gì. Thay vào đó chúng thể hiện cảm xúc và nhu cầu bằng bạo lực như khóc và la hét, đập phá xung quanh hoặc dùng chân đá.
Trẻ nhỏ cũng thiếu khả năng kiểm soát, vì vậy khi thất vọng hoặc tức giận sẽ trở thành phản ứng khủng khiếp như vậy. Thế nhưng tức giận là một cảm xúc tự nhiên, không những thế nó còn theo trẻ trải qua tất cả các giai đoạn phát triển đến khi trưởng thành.
Dưới đây là những cách kiểm soát cơn giận để giúp các bậc phụ huynh và con cái làm chủ được cảm xúc của mình.
"Con có thể giận" - Chấp nhận cơn giận của con
Khi cơn giận của con bộc phát, bạn hãy nói "Mẹ có thể thấy con đang tức giận". Nếu bạn biết lý do tại sao con tức giận, bạn có thể thêm lý do "Mẹ có thể thấy rằng con đang tức giận vì con thực sự muốn chơi xích đu và chúng ta phải rời khỏi công viên". Chấp nhận cảm xúc của con và hãy nói "Con có thể giận". Hãy cho con cảm thấy rằng cả con và cảm xúc của bé đều không sai bởi vậy bé không cần phải che giấu cảm xúc của mình.
Bố mẹ cần phải vừa kiên nhẫn vừa khéo léo trong những tình huống như thế này. Ảnh minh họa.
"Con nói ra để mẹ hiểu rõ và giúp con nhé" - Khuyến khích con sử dụng từ ngữ
Trẻ em không tự nhiên biết cách dùng từ và thời điểm này chính là lúc bạn có thể dạy bé. Hãy nói với con "khi con cảm thấy tức giận, con hãy nói ra" hay "Mẹ thực sự muốn nghe điều gì làm con buồn. Nếu con nói ra, mẹ sẽ hiểu rõ hơn và có thể giúp con". Theo thời gian, trẻ sẽ hiểu được nguyên tắc và giọng nói của bạn. Đến 5 tuổi, trẻ em phát triển kỹ năng như một dấu hiệu ngừng việc phản ứng bên trong và giúp chúng kiểm soát sự bốc đồng, hung hăng.
"Mẹ biết con buồn, nhưng tại sao chúng mình không chơi lều trong phòng khách" - Tìm một giải pháp tích cực
Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên để trẻ khóc cho đến khi con có thể tự nín nếu không sẽ có nguy cơ làm hư chúng. Mặc dù đúng là cha mẹ có thể rơi vào tình thế tiêu cực là làm hài lòng mọi mong muốn của bé để tránh sự phiền muộn, nhưng trên thực tế trẻ em cần được giúp đỡ để thoát khỏi cơn tức giận của mình hơn là để chúng chìm đắm trong đó.
Hãy cố gắng tìm ra giải pháp - một lát táo trước bữa tối thay vì một cây kem - hoặc sử dụng các biện pháp đánh lạc hướng - "Mẹ biết con đang buồn vì trời mưa và chúng ta không thể đi đến công viên, tại sao chúng mình không chơi lều trong phòng khách". Để hướng con tới điều gì đó khiến chúng hứng thú bạn có thể đưa ra phương án thay thế hoặc sự thỏa hiệp.
Hãy là những bố mẹ thông thái, bình tĩnh xử lý cơn ăn vạ của con. Ảnh minh họa.
"Để xem nào, con muốn món đồ chơi mới đó, hãy nói về chúng nhé" - Chậm lại
Dừng cơn giận trước khi nó bắt đầu bằng cách đừng nói "không" ngay lập tức khi trẻ yêu cầu điều gì đó. Thay vào đó, hãy tạm dừng và nói to "Để xem nào, con muốn món đồ chơi mới đó, hãy nói về chúng nhé". Điều này giúp bạn có cơ hội để suy nghĩ về yêu cầu và cách tích cực để từ chối yêu cầu đó hoặc chuyển hướng sự chú ý của con. Chậm lại và thảo luận về nó cũng để con bạn hiểu lý do từ chối và chấp nhận một cách dễ dàng hơn.
Hãy cho trẻ cảm giác rằng bạn luôn lắng nghe con, quan tâm đến mong muốn của con và có con có thể tin tưởng bạn sẽ giúp con vượt qua những thất vọng trong cuộc sống. Đôi khi sự thay đổi địa điểm cũng có thể ngăn chặn cơn giận giữ hoặc thoát khỏi sự bế tắc. Bạn có thể nói "hãy đi xem chú chó mà con thích ở cửa hàng thú cưng" hoặc điều gì đó khiến con hào hứng.
"Ngồi vào lòng mẹ và chúng mình cùng nói chuyện này nhé" - Tìm một không gian yên tĩnh
Nếu bạn đang ở nơi công cộng, hãy cố gắng tránh xa mọi người. Chỉ tập trung vào con và chính bản thân bạn, không phải là những lời phán xét của người khác. Điều này giúp bạn giảm bớt áp lực từ những người đang chứng kiến và cho phép bạn trao đổi với con một cách riêng tư. Càng ít sự ồn ào càng bạn càng giúp con bình tĩnh hơn. Hãy nắm tay con và nói "Ngồi vào lòng mẹ và chúng mình cùng nói chuyện này nhé".
"Con có thể tức giận, không sao nhưng không thể đánh người khác" - Đặt ra giới hạn rõ ràng
Dù bạn có truyền đạt cho con rằng tức giận không sao cả, con tức giận là bình thường nhưng bạn cần phải nói rõ ràng rằng hành vi bạo lực là phông nên, không phù hợp. Nếu con đánh anh, chị thì bạn hãy nói "Con có thể tức giận, không sao nhưng không thể đánh người khác". Nếu muốn hướng con đến những phản ứng tích cực hơn thì bạn cần giải thích rõ giới hạn "đánh, đá rất đau, chúng ta không muốn làm đau bất cứ ai". Trẻ có nhiều khả năng hợp tác hơn nếu chúng ta đưa ra lý do chính đáng.
Theo Nhịp Sống Việt
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất