Không so sánh với 'con nhà người ta', mẹ Việt kiều dạy con cách để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

Văn Anh 2023-05-14 11:51
- “Mọi sự so sánh đều mang tính chất nhạy cảm, vậy nên cần phải so sánh tích cực, hợp lý để trẻ hiểu vấn đề và thay đổi”, chị Vũ Thuý Hằng (34 tuổi, sống tại Thuỵ Điển) chia sẻ.

Dạy dỗ con cái là điều khó khăn trong hành trình làm mẹ. Tuy nhiên, chị Thuý Hằng cho rằng bản thân người mẹ chính là một cuốn sách, nội dung tốt hay không do người viết. Chị luôn cố gắng truyền cảm hứng, dạy các con sống tình cảm, và dạy dỗ trên tinh thần lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu.

Bà mẹ 3 con cũng tâm sự: “Trong quá trình nuôi dạy những đứa trẻ, cha mẹ thường xuất hiện suy nghĩ so sánh con mình với “con người ta”, so sánh đứa lớn với đứa bé. Hoặc đôi khi những đứa trẻ cũng sẽ tự so sánh với nhau. Đó cũng là điều rất bình thường!

Tuy nhiên sự so sánh mang tính chất nhạy cảm. Chúng có thể thúc đẩy trẻ cố gắng để trở nên tốt hơn. Nhưng cũng có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, tự ti và chán nản. Vậy chúng ta nên so sánh như thế nào để hợp lý? Và để trẻ hiểu được vấn đề cần thay đổi mới là điều quan trọng”.

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

 Chị Thuý Hằng chia sẻ cụ thể kinh nghiệm trong việc rèn luyện con để mọi người cùng tham khảo như sau:

"Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm”

Chị Hằng có 3 con, mỗi bé một cá tính khác nhau. Anh cả đảm đang, biết quan sát và lo mọi việc nhà thay mẹ. Anh thứ hai hiền lành, sống đúng quy tắc. Cô em út nhanh nhẹn, hoạt bát. Về cơ bản, các bé khá hợp nhau về tính cách. Tuy nhiên vì lứa tuổi ngang nhau, trong cuộc sống hàng ngày cũng không tránh khỏi sự so sánh giữa bọn nhỏ. Ví dụ, có lúc anh cả sẽ phàn nàn: “Lâm chẳng để ý gì cả! Lâm chậm hơn con!…”

Bản thân chị cũng nhận ra những điều anh cả nói là đúng. Tuy nhiên đó chỉ là một phần tính cách của Lâm. Mỗi đứa trẻ đều có ưu và nhược điểm, nên chị luôn tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của con để khích lệ, động viên con cố gắng hơn nữa. Nếu nhược điểm có thể làm con xấu hổ, tự ti thì ưu điểm sẽ giúp con mạnh mẽ và có niềm tin vào chính mình.

“Chúng ta có thể giống nhau ở cùng 1 thời điểm!”

Thỉnh thoảng có những thời điểm, những đứa con của chị Hằng không tập trung làm một việc gì đó, hoặc mải chơi, lười ăn,… Bà mẹ Việt kiều coi đó là điều hết sức bình thường! Có thể vì lúc đó con mệt, con ham chơi, hoặc cái lứa tuổi đó ẩm ương chưa hiểu chuyện,… Ai cũng có thể sẽ trải qua những giai đoạn không tốt. Thế nên không có sự so sánh đứa trẻ 10 tuổi giỏi hơn đứa 8 tuổi, hoặc anh 8 tuổi giỏi hơn em 6 tuổi.  

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Khi các con tự so sánh nhau xem ai tốt hơn? Chị luôn nhắc các con về thời điểm so sánh: “Khi con bằng tuổi em thì con thế nào?” Đó là sự so sánh khách quan nhất. Để chúng ta nhìn nhận lại bản thân: ai cũng có thể tốt hay không tốt. Hoặc chúng ta có thể giống nhau trong cùng một thời điểm.  

“Chỉ cần con tốt hơn bản thân mình ngày hôm qua!”

Chị Thuý Hằng cho rằng, mỗi đứa trẻ có một cá tính khác nhau, sự thông minh và tư duy khác nhau. Thế nên không thể rập khuôn một cách máy móc trong việc nuôi dạy trẻ, không thể áp dụng cách giáo dục từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác. Chúng ta chỉ có thể tham khảo và lựa theo tính cách của con để tìm ra cách giáo dục phù hợp.

“Anh cả nhà mình là một đứa trẻ rất tốt về mọi mặt. Anh thứ hai thì sức khỏe yếu hơn anh, học tập hay sinh hoạt đều chậm hơn anh. Mình chưa bao giờ cảm thấy thất vọng vì con, bởi mình biết con có những ưu điểm khác và con cần được khích lệ nhiều hơn nữa. Có những lúc con nói: “Con muốn giỏi như anh Nhím!”

Khi ấy mình thật sự bất ngờ vì mong muốn của con. Mình động viên con rằng: Con cố gắng nhiều hơn thì sẽ giống như anh thôi!”

Nhưng sau đó, mình nhận ra rằng sự động viên ấy có thể sẽ tạo áp lực cho con. Mỗi bản thân chúng ta là một cá thể duy nhất. Thế nên không cần đặt mục tiêu giống một ai đó. Chỉ cần con cố gắng hết sức trong khả năng của con, con vui và hài lòng với kết quả đạt được. Mình đã đổi cách khích lệ các con:” Chỉ cần con tốt hơn bản thân mình của ngày hôm qua thôi!”

Và kết quả là niềm vui của các con mỗi ngày khi hào hứng khoe với mẹ: ”Mẹ ơi! Con nấu cơm nhiều, con biết dùng dao tốt hơn trước kia rồi!”“Mẹ ơi! Hôm nay con tập trung nghe cô giảng, con hiểu bài hơn hôm qua mẹ ạ!”…chị Thuý Hằng bộc bạch.

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Cùng các con trao đổi về sự so sánh

Bà mẹ 3 con đưa việc so sánh ra để cùng các con thảo luận. Sự công khai, thẳng thắn và khách quan khi so sánh sẽ giúp các con có cái nhìn tích cực hơn. Chị luôn nêu rõ ưu và nhược điểm của các con, để con tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đôi khi bọn nhỏ cũng sẽ góp ý cho nhau cách thay đổi những nhược điểm, để cùng nhau cố gắng tốt hơn. 

Cùng nhau thảo luận để con thấy việc so sánh mang ý nghĩa tích cực, thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của con. Từ đó con cũng sẽ nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân, tự đánh giá chính mình. Con cũng có thể nói lên suy nghĩ, nhận định của bản thân để bố mẹ và các anh chị em hiểu nhau hơn.

Đôi khi mục đích so sánh con với những đứa trẻ khác là để kích thích tinh thần cạnh tranh ở trẻ, thúc đẩy bé vượt qua giới hạn của bản thân để đạt được nhiều thành công hơn nữa. Tuy nhiên, không có ai giống nhau hoàn toàn. Con có tài năng, sở thích và khả năng phát triển ở mức độ khác biệt. Việc cha mẹ thường so sánh có thể phá vỡ sự tự tin và làm mờ nhạt đi năng lực riêng của con mình. Cách dạy con tâm lý và đúng đắn sẽ giúp nuôi dưỡng một đứa trẻ tự tin và thành công trong tương lai.

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Con phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Mọi sự so sánh đều mang tính chất nhạy cảm, vậy nên cần phải so sánh tích cực, hợp lý để trẻ hiểu vấn đề và thay đổiCon phàn nàn, so sánh lẫn nhau, mẹ Việt Kiều dạy dỗ cực khéo rèn luyện con so sánh để tốt hơn

Văn Anh

 Ảnh: NVCC

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chỉ cần thấy 2 dấu hiệu này nên thay pin điện thoại ngay để tránh rước hoạ vào thân