Áp dụng 'kỷ luật thép', dạy con hơi hướng 'Mẹ Hổ', phía sau lại là hai chữ 'hy sinh' rưng rưng nước mắt

2021-10-13 16:50
- Có một lần, con trai lớp 8 quên sách ở nhà, do không có điện thoại nên Bin đã tự tìm cách giải quyết như thế này…

Câu chuyện có nên cho con sử dụng điện thoại từ sớm hay không vẫn luôn là đề tài gây ra nhiều tranh cãi của các mẹ. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, ủng hộ, không ít người cho rằng, trước kia, chỉ cần ở trong nhà thì sẽ an toàn, nhưng ngày nay, với một chiếc di động kết nối Internet, con vẫn có thể là nạn nhân ngay cả khi ở trong nhà chỉ với những nội dung bình luận hay những phát ngôn trên các trang mạng xã hội của mình.

Những trẻ quá lạm dụng điện thoại di động có thể trở nên tách biệt với xã hội. Dành nhiều thời gian cho việc nhắn tin và mạng xã hội đồng nghĩa với việc ít giao lưu với bạn bè. Một vài bậc phụ huynh muốn con không thua kém bạn bè nên đã để con sử dụng điện thoại một cách thoải mái và thiếu đi sự quan tâm đúng mực. Nếu con bất cẩn cung cấp thông tin cho kẻ xấu thông qua điện thoại thì lúc đó bố mẹ có ngăn cấm thì sự việc cũng đã trở nên quá muộn.

Áp dụng “kỷ luật thép”, dạy con hơi hướng 'Mẹ Hổ', phía sau lại là hai chữ 'hy sinh' rưng rưng nước mắt

Trước vấn đề này, câu chuyện của chị Nguyễn Thị Mỹ Hằng và cậu con trai lớp 8 sẽ là một ví dụ điển hình trong việc dạy con với kỷ luật thép, mang chút hơi hướng của phương pháp “Mẹ Hổ” châu Á.

Được biết, cậu con trai với tên gọi ở nhà là Bin, dù đã học lớp 8 nhưng vẫn chưa được mẹ cho phép dùng điện thoại riêng. “Những nhu cầu cơ bản của con như ăn, mặc, học tập, sách truyện, mình không bao giờ tiếc tiền, luôn sẵn sàng đáp ứng. Nhưng những thứ lứa tuổi vị thành niên của con chưa cần thiết phải sử dụng thì mình sẽ nhất quyết chưa đầu tư, ví dụ như smartphone chẳng hạn” – chị Mỹ Hằng khẳng định.

Áp dụng “kỷ luật thép”, dạy con hơi hướng 'Mẹ Hổ', phía sau lại là hai chữ 'hy sinh' rưng rưng nước mắt

Để con trai hiểu được những tâm sự của mình và không so sánh với những bạn đã dùng smartphone ở lớp, chị Mỹ Hằng đã dành thời gian trò chuyện cùng con, giải thích rõ ràng khi nào con cần dùng smartphone và tại sao các mạng xã hội kể cả Facebook đều khống chế lứa tuổi của người dùng. “Con nghe xong rất tán thành quyết định của mẹ. Thời gian rảnh của Bin đều được sử dụng vào những hoạt động rất thiết thực và bổ ích cho con: vẽ tranh, học đàn, nấu ăn, phụ mẹ việc nhà, chăm em cùng mẹ,…”, chị Hằng cho hay.

Nhờ việc hạn chế dùng smartphone, Bin rất thích những hoạt động ngoại khóa khác, lúc này, việc tham gia các chương trình kết nối với mẹ, việc cùng mẹ đi siêu thị, tới lớp vẽ tranh cuối tuần,… đều trở thành sự giải trí thú vị của Bin. Chính điều đó đã trở thành sợi dây kết nối mạnh mẽ giữa hai mẹ con.

Có lần, Bin quên sách ở nhà. Nếu có điện thoại mang theo, chắc chắn Bin sẽ cuống quýt gọi mẹ mang tới. Nhưng hay thay, khi đó, cậu bé đã tự giải quyết sự cố của mình bằng việc xuống thư viện trường, thuyết phục cô văn thư cho mượn sách và đem trả lại ngay sau tiết học.

Áp dụng “kỷ luật thép”, dạy con hơi hướng 'Mẹ Hổ', phía sau lại là hai chữ 'hy sinh' rưng rưng nước mắt

Chị Hằng cho biết thêm, khi Bin làm một việc gì đó quá lâu, chị sẽ không lao vào giúp con ngay, mà sẽ hướng dẫn nhẹ nhàng hoặc quan sát để chỉ con cách làm đúng, làm nhanh hơn. Như vậy sẽ rèn được ở con sự chủ động, cũng như ở những lần làm kế tiếp, con sẽ có kết quả tốt hơn.

Thời gian dịch dã kéo dài, học online là chủ yếu, Bin ở nhà đã giúp mẹ nấu cơm, rửa bát, quét nhà, chơi với em,… Nhờ thế mà chị Mỹ Hằng lại càng thêm phần an tâm để làm việc hiệu quả hơn, tận hưởng cuộc sống vui vẻ hơn.

Chị Hằng khuyến khích Bin đọc sách nhiều hơn, nhiều lần cổ vũ con trai sáng tạo truyện tranh, điều đó nuôi dưỡng sự sáng tạo, liên tưởng, kỹ năng xâu chuỗi logic của con, cũng là một cách giải trí rất lý tưởng.

Mặc dù có những nguyên tắc riêng của bản thân, song, chị Hằng luôn khuyến khích và định hướng theo đuổi đam mê riêng. “Mẹ chỉ nên đóng vai trò là người đồng hành, định hướng thêm giúp con thôi. Các mẹ nên quan sát để nhận biết đâu là đam mê, là năng khiếu của con, đâu chỉ là những sở thích nhất thời. Có như vậy mới trở thành điểm tựa kiên cố cho các con được.”

Áp dụng “kỷ luật thép”, dạy con hơi hướng 'Mẹ Hổ', phía sau lại là hai chữ 'hy sinh' rưng rưng nước mắt

Dù bận rộn với công việc nhưng chị Hằng luôn cố gắng sắp xếp và dành thời gian nhiều nhất có thể cho con. Đối với chị, gia đình phải luôn có sự ưu tiên, các con trong giai đoạn phát triển nào cũng cần có cha mẹ làm bạn. Ít ai biết rằng, chị Hằng đã từ bỏ chức vụ trưởng phòng tại một công ty nhiều người ao ước để có thể gần con nhiều hơn, đồng hành với con sâu sát hơn.

Nói về sự hy sinh cao cả này, chị Hằng cho hay: “Bà mẹ nào cũng muốn được làm nhiều điều ý nghĩa cho các con của mình cả thôi. Trừ trường hợp bất khả kháng thì không nói, chứ nếu mình có cơ hội, có sự lựa chọn, không nên để sự nghiệp chiếm hết quỹ thời gian dành cho tổ ấm. Cuộc sống như vậy vốn dĩ không trọn vẹn, giống như chiếc kiềng thiếu một chân vậy…”.

PV

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách trang điểm cho nàng tóc đen: Toàn mẹo 'nhỏ mà có võ'