4 điều bố mẹ vô tình phá hủy cảm giác an toàn ở con cái, dễ dàng khiến trẻ gặp các vấn đề về tâm lý sau này

2022-02-12 22:25
- Khi bố mẹ mang đến cảm giác an toàn cho con cái, chúng sẽ là một đứa trẻ có trái tim ấm áp và biết yêu thương mọi người.

Cảm giác an toàn liên quan tới chỉ số hạnh phúc của một đứa trẻ. Nếu trẻ thiếu cảm giác an toàn, nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình lớn lên của trẻ. Chẳng hạn như trẻ tự ti vào bản thân, không tin tưởng vào người khác, thường xuyên lo lắng… Tất cả những điều này đều có liên quan mật thiết tới sự bất an trong thời thơ ấu của trẻ. 

Trong quá trình nuôi dạy con cái, cảm xúc, trạng thái tinh thần và giọng điệu của bố mẹ khi giao tiếp đều ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của con cái. Đặc biệt có 4 điều sau đây sẽ phá hủy cảm giác an toàn của con cái, bố mẹ đừng bao giờ làm như vậy. 4 điều phá hủy cảm giác an toàn ở con cái 

1. Bỏ đi khi con cái đang khóc 

Có lẽ bố mẹ nào cũng từng rơi vào trường hợp con cái khóc nhưng dỗ dành thế nào chúng vẫn không nín. Trước sự cứng đầu, bướng bỉnh của con cái, một số bố mẹ bất lực nên đành mặc kệ và nói: " Nếu con còn khóc nữa, mẹ sẽ vứt con đi, không muốn nhìn thấy con nữa ". 

Việc dọa dẫm kiểu này có thể khiến trẻ nín khóc vì sợ bỏ rơi, mang lại hiệu quả như mong muốn của bố mẹ. Thế nhưng, hành vi này mang lại những tác động rất khủng khiếp đối với trẻ dưới 3 tuổi. 

Cảm giác an toàn của trẻ rất quan trọng. (Ảnh minh họa) 

Tiến sĩ Maria Montessori từng nói: " Sự phát triển trong 3 năm đầu đời rất quan trọng đối với cuộc đời của trẻ. Trong giai đoạn này, tính cách của trẻ có thể bị lệch lạc nếu chúng bị ảnh hưởng bởi bạo lực bằng lời nói và hành động từ bố mẹ ". 

Bởi từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để hình thành cảm giác an toàn cho trẻ. Dù trẻ đã tách rời khỏi mẹ sau khi sinh nhưng chúng vẫn có sự gắn kết với người mẹ. Trẻ trước 3 tuổi về cơ bản không nên tách rời khỏi người mẹ.

2. Bỏ đi khi con cái không chú ý 

Có một người mẹ chia sẻ rằng, khi con gái còn nhỏ, sáng nào trước khi đi làm cô cũng phải trải qua màn "sinh ly tử biệt". 

Cô cảm thấy rất xót xa trước câu nói của con gái: " Mẹ ơi, mẹ đừng đi mà! Hôm nay con sẽ ngoan ngoãn, mẹ ơi mẹ! " 

Dù con gái nói như thế nào, cô cũng đành phải để bà ngoại dắt con vào trong, sau đó mới lẻn đi làm. 

Ảnh minh họa. 

Sau đó, khi con gái đến tuổi đi học mẫu giáo, trong khi những bạn khác nhanh chóng thích nghi trong vòng chưa tới 1 tuần thì con cô tới nửa năm vẫn chưa quen. Ngày nào cô bé cũng khóc lóc nói không muốn đi học. 

Trên thực tế, việc người mẹ lén bỏ đi như thế này là một cách hành xử rất tệ. Trẻ sẽ nghĩ rằng, mẹ đã bỏ rơi mình nên lúc nào cũng thấy bất an, lo lắng.  

Thay vào đó, người mẹ nên để trẻ đối mặt với sự xa cách này bằng cách nói rằng: " Mẹ đi làm, trời tối mẹ sẽ về nhà với con ", " Mẹ có việc phải ra ngoài một lát, con ở với bà ngoại nha! Mẹ sẽ quay trở về sớm ". 

Mặc dù trẻ vẫn khóc nhưng sau khi người mẹ nói ra những lời này, ít nhất trẻ cũng có sự kỳ vọng việc người mẹ rời đi chỉ là tạm thời, sẽ sớm quay lại sau đó. 

3. Đe dọa đánh đòn 

" Nếu con không nghe lời, mẹ sẽ đánh đòn con ", " Mẹ là mẹ của con, con phải nghe lời mẹ ". Khi giáo dục con cái, nhiều bố mẹ thích dùng quyền lực của mình khiến cho trẻ sợ hãi, buộc chúng phải ngoan ngoãn, nghe lời. 

Ảnh minh họa. 

Khi bị quát mắng như vậy, một số trẻ sẽ cúi gằm mặt, không khóc cũng không nói gì. Việc trẻ cố gắng che giấu cảm xúc của bản thân, thường xuyên bị la mắng như vậy khiến chúng cảm thấy mình như một thành phần thừa thãi trong gia đình. 

Khi lớn lên, một lời nhận xét vô tình, một ánh mắt liếc nhìn của người khác cũng có thể khiến trẻ cảnh giác quá mức và nghi ngờ mọi thứ. Trẻ sẽ tự hỏi " mình đã làm sai ở đâu ", " hình như người ta ghét mình ", dần dần chúng sẽ đánh giá thấp bản thân và có lòng tự trọng thấp. 

4. Tách mẹ và con trước 3 tuổi 

Em bé và mẹ có một mối liên kết tự nhiên, người mẹ mang lại cảm giác an toàn ban đầu cho con cái. Đối với một đứa trẻ, người mẹ dường như là cả thế giới đối với chúng. 

Thông thường, hầu hết các gia đình sẽ để người mẹ chăm sóc con cái toàn thời gian cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sau đó, tùy theo từng gia đình sẽ nhờ vả ông bà hoặc thuê người giúp việc chăm sóc con cái. Một số gia đình không có điều kiện sẽ đưa con cái về quê cho ông bà chăm, cả tháng có khi chỉ gặp con được vài lần. 

Ảnh minh họa. 

Khi đứa trẻ không có mẹ ở bên cạnh, ông bà hay người chăm sóc chỉ biết an ủi: " Không sao đâu con, rồi mẹ sẽ tới đón con mà ". 

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, nếu một đứa trẻ bị tách khỏi mẹ trước 3 tuổi, chúng sẽ có một vết thương lòng không thể cứu vãn được. Những đứa trẻ có vấn đề về tâm lý khi lớn lên thường có chung một đặc điểm là xa mẹ từ nhỏ. Ở tuổi thiếu niên, trẻ có xu hướng trở nên nổi loạn, có nhiều thói quen xấu. 

Có những thứ khi đã trôi qua rồi sẽ không thể lấy lại được, có không ít bố mẹ sau này trở nên giàu có nhưng họ lại bỏ lỡ những giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của con mình. Đối với con cái, cảm giác an toàn của bố mẹ mang lại rất quan trọng, là điểm tựa để chúng có thể đương đầu với những khó khăn sau này. 

 

Theo Nhịp Sống Việt

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hoa hậu Việt đóng cảnh nóng: người bị chê rẻ tiền, người được khen nghệ thuật