Nắm trong tay các mẹo này khi bé viêm họng có đàm, bố mẹ sẽ 'tống khứ' viêm tai giữa 'hỏi thăm' con
Tin liên quan
Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng có tiết đàm
Thực tế, viêm họng khiến cho bên trong cổ họng của bé có đàm. Tuy nhiên, khi có vi khuẩn bên ngoài hoặc các vật kích thích khác xâm nhập vào đường hô hấp, chất tiết ra này sẽ tăng lên, cộng với những chất thải tích tụ hỗn tạp sau quá trình cơ thể "chiến đấu" với vi khuẩn khiến cho đàm có màu xanh, màu xanh đen...
Các nguyên nhân thường gặp khiến dịch đàm tăng cao có thể do viêm đường hô hấp trên, bao gồm viêm mũi, viêm xoang, viêm họng; hoặc có thể viêm đường hô hấp dưới như viêm khí quản, viêm phổi. Biểu hiện chủ yếu khi bé bị viêm họng có tiết đàm chính là phát ra tạp âm khi hít thở, bú sữa khó khăn, thở gấp, lồng ngực trương phình to, ho v.v…
Nguy hại của bệnh viêm họng có tiết đàm ở em bé nhỏ tuổi
Khi bé còn quá nhỏ, chức năng các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, hệ thống miễn dịch còn non yếu, nếu bố mẹ không có biện pháp thích hợp thì các dịch đàm tích tụ sẽ dễ dẫn đến viêm tai giữa, viêm phổi. Cấu tạo và chức năng ống tai ở trẻ nhỏ không tốt như người trưởng thành, các dịch tiết ra ở ống mũi dễ chảy đến khoang tai giữa, khiến cho tai trong bị tích nước thậm chí là viêm tai giữa cấp tính.
Ngoài ra, các dịch tiết đàm còn có nguy cơ chảy ngược vào khí quản, tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến viêm phổi. Không những thế, còn có trường hợp bé bú sữa kèm theo ho nên dễ bị sặc, thậm chí là phổi bị viêm cấp tính do kích thích của sữa, dẫn đến đường hô hấp bị nghẹt, bé thở yếu và khó khăn, nặng hơn có thể tử vong do ngạt thở.
Nguyên tắc xử lý và trị liệu khoa học khi bé bị viêm họng có tiết đàm
Cho bé uống nước đun sôi để nguội khoảng 23oC
Khi trẻ nhỏ bị ho hay viêm họng, thành phần nước không được thẩm thấu ở đường hô hấp sẽ bị mất đi rất nhiều, bên trong toàn bộ hệ thống hô hấp sẽ tương đối thiếu nước, có thể làm tăng nặng độ “đặc” của dịch tiết đàm bên trong.
Vì vậy, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bổ sung, tốt nhất là nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ 23oC, giúp làm “lỏng hóa” dịch nhầy và đàm. Đồng thời, uống nhiều nước còn có thể cải thiện tuần hoàn máu, khiến cơ thể tăng cường trao đổi chất để nhanh chóng thải các độc tố qua đường nước tiểu, từ đó giảm nhẹ kích thích ở đường hô hấp.
Bổ sung nước ép quả lê
Lê là loại trái cây có tác dụng nhuận phổi, tiêu viêm. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn nên ép lấy nước để bé uống, hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm họng, tiết đàm bên trong đường hô hấp.
Vỗ lưng
Bạn có thể cho bé nằm hơi sấp trên đùi, phần lưng bé hơi cong và dùng lòng bàn tay ở trạng thái hơi lõm bên trong của bạn vỗ nhẹ lưng bé với một lực vừa phải, thao tác từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, mỗi lần vỗ khoảng 3 - 5 phút, mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần.
Phương pháp vỗ lưng này không những có thể thúc đẩy các dịch tiết đàm ở khí quản và phổi của bé trở nên “lỏng” hơn, thải ra bên ngoài qua đường đại khí quản, đồng thời còn tăng cường tuần hoàn máu ở phổi và tim, có lợi cho việc điều trị.
Xông mũi bằng hơi nước
Chuẩn bị một ly nước đun sôi còn nóng, đặt miệng ly đối diện và gần với mũi của bé, khi bé hít thở có thể hít vào hơi nước nóng, giúp làm tan bớt độ đậm đặc của dịch tiết đàm, giảm ho và hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả hơn.
Thiện Duyên - Nguồn: womenhealth, pcbaby, maopuxing
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất