Muốn con thông minh, bố mẹ không biết 8 cách rèn luyện này tiếc nuối cả một đời

Thiện Duyên 2017-05-13 18:33
- Tình hình phát triển trí lực của trẻ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học tập, làm việc và tương tác với xã hội sau này. Nắm bắt 8 phương pháp sau đây sẽ không quá khó để bạn rèn luyện và nâng cao trí lực cho bé nhà mình.

8 phương pháp rèn luyện trí lực cho trẻ mà không phải bố mẹ nào cũng biết

Cho trẻ thử nhắm mắt ăn cơm

Để trẻ tăng cường ý thức “dùng não”, bạn có thể dùng phương pháp “cản trở” một số thông tin được nhận vào, chẳng hạn như thông tin từ thị giác. Thử bảo trẻ nhắm mắt lại trong bữa ăn, bắt đầu dựa vào những cảm quan khác để tìm những món ăn trên bàn, sau đó đưa vào miệng để kích thích xúc giác, vị giác và khứu giác. Bài tập này không những giúp tăng cường chức năng các khu vực tương quan trong não bộ mà còn khiến trẻ cảm thấy tò mò, thích thú hơn khi ăn.

Cho trẻ ghi nhớ những bài hát

Những giai điệu và ca từ có thể mở rộng trí nhớ của con người. Bạn có thể áp dụng phương pháp hướng dẫn trẻ ghi nhớ các bài hát, nhưng không nên nóng vội mà thúc ép. Mỗi lần bạn chỉ nên khuyến khích trẻ học thuộc một bài hát nhất định, đặc biệt là các bài mà bé thích. Bắt đầu từ bài ngắn, đơn giản cho đến các bài có ca từ dài hơn.

Phương pháp này có thể đòi hỏi bạn bỏ ra thời gian không ít nhưng nếu kiên trì cùng tập luyện cho trẻ, bạn sẽ phát hiện nó ngày càng đơn giản hơn về sau. Tiếp thu và ghi nhớ càng nhiều từ ngữ, giai điệu mới có thể giúp não bộ được kích thích, thúc đẩy sự phát triển trí lực ở trẻ thuận lợi hơn.

8 phương pháp rèn luyện trí lực cho trẻ mà không phải bố mẹ nào cũng biết

Rèn luyện tính linh hoạt và chuẩn xác ở tay của trẻ

Phương pháp này không quá khó để thực hiện cho trẻ. Lúc đầu, bạn có thể cho trẻ cầm nắm những vật to và cự ly gần. Bạn bày biện nhiều đồ vật bắt mắt một cách xáo trộn và khích lệ trẻ đi tìm và dùng tay sắp xếp chúng lại theo màu sắc hoặc chủng loại, hay cho vào những nơi cất giữ riêng.

Với những bé nhỏ hơn, bạn có thể dùng sợi dây treo một món đồ chơi nhỏ phía trên chỗ bé nằm. Món đồ đung đưa trước mặt sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ dần dần học cách dùng tay để nắm bắt đồ vật.

Tập luyện năng lực nhận biết cho trẻ

Phương pháp này có nội dung khá đa dạng. Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên dạy cho trẻ nhận biết về các đồ dùng trong nhà, từ tên gọi, tính chất cho đến cách sử dụng của chúng.

Ngoài ra, những kiến thức xoay quanh môi trường sống cũng giúp trẻ tiếp nhận nhiều thông tin hơn, kích thích trí lực não bộ phát triển sâu và rộng, chẳng hạn bạn nên dạy trẻ biết một tuần có mấy ngày, mặt trời mọc và lặn ở hướng nào, một giờ có bao nhiêu phút, thậm chí cả cách nhận biết các con đường, trạm xe xung quanh nhà v.v…

8 phương pháp rèn luyện trí lực cho trẻ mà không phải bố mẹ nào cũng biết

Tạo một môi trường mang tính khai thác và kích thích cảm quan cho trẻ

Ngay trong sinh hoạt ở nhà, bạn nên tìm hiểu và sáng tạo nhiều thứ có thể kích thích trí tò mò và ham học hỏi ở trẻ. Chẳng hạn như treo tranh ảnh các câu chuyện và khuyến khích trẻ nhìn tranh kể lại, hoặc các con số nhiều màu sắc giúp trẻ thường xuyên tiếp xúc và thực hành nhận biết, tính toán v.v…

Nói chung, môi trường sống đa dạng, nhiều màu sắc sẽ giúp trẻ không ngừng khám phá, tiếp cận mọi sự vật xung quanh mình, từ đó phát triển các năng lực về ngôn ngữ và hành vi, thúc đẩy não bộ linh hoạt và nhạy bén.

Cải thiện thói quen ăn uống của trẻ

Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh được chứng minh là một phương pháp nâng cao trí lực vô cùng hữu hiệu. Trẻ nhỏ luôn có những sở thích và đòi hỏi quà vặt không tốt cho sức khỏe, thậm chí là kén ăn nên dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng hoặc dung nạp quá nhiều chất có hại. Bố mẹ không nên vì nuông chiều con mà đáp ứng mọi yêu cầu ăn uống.

Bạn phải giữ vững lập trường để giúp trẻ cải thiện thói quen xấu, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Dinh dưỡng thích hợp và đầy đủ không những giúp trẻ tăng khả năng khai phá trí lực mà đối với sự phát triển thể chất cũng rất có lợi.

8 phương pháp rèn luyện trí lực cho trẻ mà không phải bố mẹ nào cũng biết

Phát triển ngôn ngữ ấu thơ

Ngôn ngữ được ví như chiếc vỏ vật chất bên ngoài của tư duy con người. Nó điều tiết và chi phối sự phát triển của mọi hoạt động tâm lý. Trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là thời kỳ then chốt để ngôn ngữ “cửa miệng” dần dần hình thành và phát triển.

Do đó, trong độ tuổi này, bố mẹ càng nên tích cực giúp trẻ tiếp cận và thực hành ngôn ngữ càng nhiều càng tốt, đồng thời phải đa dạng và phong phú về nội dung lẫn hình thức. Những phương pháp có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ngay từ lúc nhỏ gồm có âm nhạc, tranh ảnh, thơ ca, chuyện kể, con số và tất cả mọi thứ trong sinh hoạt hằng ngày.

8 phương pháp rèn luyện trí lực cho trẻ mà không phải bố mẹ nào cũng biết

Đừng bỏ qua lợi ích nâng cao trí lực cho trẻ từ nguồn thực phẩm

Sữa mẹ với nguồn dinh dưỡng phong phú, trong đó có protein, nguyên tố vi lượng cùng với các axit béo và axit không no cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Trong bất cứ tình huống nào, bạn vẫn nên cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ để giúp trẻ dễ tiêu hóa, thể chất có nền tảng tốt và trí lực có cơ hội tăng trưởng.

Các loại cá đặc biệt là phần đầu cá rất giàu Lecithin, nó là nguồn quan trọng của những dẫn chất thần kinh trong não bộ, có tác dụng tăng cường trí nhớ, năng lực phân tích và tư duy, kiểm soát sự thoái hóa tế bào não. Ngoài ra, cá còn là nguồn thực phẩm tốt với thành phần protein và canxi ưu việt, rất có ích cho sự phát triển khỏe mạnh của não và mắt.

Các loại đậu và đặc biệt là đậu nành có chứa protein và 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể của trẻ. Ngoài ra, trong đậu còn chứa nhiều Lecithin, vitamin và khoáng chất, có hiệu quả tăng cường sức khỏe trí não.

Thiện Duyên - Nguồn: aboluowang, familydoctor

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách tìm iPhone bị mất kể cả khi bị ngắt mạng với iOS 14