Tại sao có những người làm việc chăm chỉ mãi mà chẳng được thăng chức hay lên lương?

2021-06-22 13:30
- Học cách làm việc thông minh để bản thân có thời gian nghỉ ngơi "sạc" năng lượng cho bản thân bạn nhé.

Ngày mới ra trường, đầu quân vào một công ty, tôi làm việc rất chăm chỉ, tận tâm với công việc. Do được rèn luyện từ khi còn học đại học, tôi làm việc không ngừng nghỉ, bận rộn từ đầu giờ đến tối mịt. Tôi luôn là một trong những nhân viên về muộn nhất của phòng mình. Tôi đinh ninh rằng sự chăm chỉ này sẽ sớm mang đến cho tôi sự thăng tiến và một mức lương cao hơn. 

Nhưng đến một ngày, đọc được những chia sẻ của một người trên trang Zhihu đã khiến tôi thức tỉnh. Liệu việc tôi chăm chỉ như vậy có khiến sếp nghĩ tôi là một người có năng lực, hay chỉ là người "cần cù bù thông minh"? Liệu sếp có đánh giá cao sự chăm chỉ đó hay chỉ là cảm động với nỗ lực của nhân viên? 

Và một sự thật chúng ta nên sớm thức tỉnh, rằng làm việc chăm chỉ không tỉ lệ thuận với sự thăng tiến. 

Đầu tiên, có lẽ bạn không thể ngờ rằng khi bạn làm việc chăm chỉ với hy vọng sếp thấy được sẽ tạo cơ hội cho bạn thăng tiến, sếp chỉ thấy cảm động với sự chăm chỉ của bạn mà thôi. Kiểu cảm động này chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính chứ không thể xác định được lợi ích thực tế, ở đây là việc thăng tiến. 

Việc đánh giá thăng chức, lên lương cho một nhân viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chăm chỉ chỉ là một yếu tố nhỏ trong danh sách đó mà thôi. Và đó là vấn đề cần được xem xét trong một thời gian dài chứ không phải ngày một ngày hai là được. 

Một nguyên tắc cơ bản đó là người quản lý không dựa vào tổng số thời gian bạn làm việc để đánh giá, xếp loại nhân viên rồi quyết định thăng chức mà trên thực tế, năng lực và thái độ làm việc sẽ quyết định tất cả. Càng giữ quan điểm làm việc chăm để được xét duyệt lên lương thì bạn mãi giậm chân tại chỗ. 

Bạn làm việc từ sáng sớm đến tối mịt chưa hẳn là mang lại hiệu quả mà với quan điểm của cấp quản lý, đó là biểu hiện của việc làm không hiệu quả. Bạn không biết cách quản lý thời gian khiến công việc kéo dài, trong khi đồng nghiệp của bạn biết cách sắp xếp thì lại hoàn thành công việc nhanh hơn. 

Thứ hai, ngày nay, phương châm làm việc phổ biến dành cho nhân viên chính là: Work smart not work hard (tạm dịch: Làm việc một cách thông minh chứ không làm chăm chỉ). Vậy cũng đủ thấy làm việc chăm chỉ không phải là yếu tố quyết định cho sự thăng tiến mà thậm chí, đôi khi làm quá nhiều sẽ khiến năng suất, hiệu quả công việc bị giảm sút, khiến bạn xa cách với đồng nghiệp, tự cô lập bản thân. 

Điểm cuối cùng, đôi khi càng làm việc chăm chỉ, bạn càng dễ thành người bị sai vặt của phòng ban mình khi ai nhờ gì bạn cũng làm, cũng ôm hết việc vào mình. Dần dần, bạn vô tình tạo thói quen ỷ lại cho đồng nghiệp, khiến bạn sẽ phải làm cả những việc không thuộc trách nhiệm của mình. 

Học cách làm việc thông minh để bản thân có thời gian nghỉ ngơi "sạc" năng lượng cho bản thân bạn nhé. 

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 bài tập giảm đau mỏi vai gáy ngay trên ghế làm việc