Tại sao cố gắng hết mình nhưng vẫn không thành công?

2022-08-07 11:00
- Tất cả chúng ta đều có mục tiêu muốn hoàn thành. Tuy nhiên, có những sự cố gắng lại không đem lại kết quả như ý muốn.

Bắt đầu từ những điều đơn giản  

Chỉ đọc một trang sách mỗi ngày sẽ dễ hơn nhiều so với đọc một chương. Bạn hãy bắt đầu từ đó, lựa chọn những thứ nhỏ, dễ dàng và thuận tiện. Bạn đang muốn đi bộ hàng ngày? Hãy bắt đầu từ những con đường thẳng sau đó mới đến con đường khó khăn hơn như đường dốc hay leo núi. Hoặc nếu bạn đang có ý định đi tập gym, hãy chọn nơi gần nhà bạn nhất.  

Mỗi khi gặp trở ngại như phòng tập ở xa, đoạn đường khó di chuyển sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản. Sau mỗi ngày dài làm việc, động lực để tập luyện và năng lượng dường như đều cạn kiệt. Vì vậy, không nên để những cảm xúc đó làm giảm đi khí thế của bạn. Hãy để chảo và các nguyên liệu bạn muốn sử dụng cho bữa sáng lành mạnh của mình trên ban công, đồ tập thể dục của bạn trước cửa nhà,...  

Ảnh minh họa  

Khiến mục tiêu trở nên rõ ràng  

Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một Yogi (người thực hiện các bài tập Yoga một cách đều đặn và liên tục) nhưng phòng khách nhà bạn chỉ toàn những bức tường trắng nhàm chán và TV đang phát bộ phim yêu thích thì việc tìm kiếm động lực tập luyện có thể rất khó khăn. Để thảm Yoga ở nơi dễ nhìn thấy, quy định chỉ bật TV theo một thời gian nhất định và treo một tấm áp phích trên tường nhắc nhở bạn về việc tập luyện là cách giúp động lực luyện tập trở nên rõ ràng hơn.  

Con người thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường xung quanh. Không gian làm việc, tập luyện học hay học tập là chìa khóa then chốt, tác động trực tiếp đến cảm xúc và sự hưng phấn trong lao động. Hãy để những thứ bạn không muốn nhìn thấy ở ngoài tầm mắt và giữ lại những gì mình thích. Bạn có thể thấy mình có thêm động lực để thực hiện mục tiêu đặt ra.  

“Giả vờ cho đến khi thành sự thật”  

"Fake it until you make it" (Giả vờ cho đến khi thành sự thật) là phương châm sống của nhiều người, đặc biệt là những người nổi tiếng ở các nước phương Tây. Phương châm này có nghĩa là nếu mình muốn trở thành người nào đó, hãy hành động và cư xử giống như người đó, làm như thế đến khi bản thân thật sự trở thành người mà mình mong muốn.  

Nếu bạn muốn chạy thật nhanh và giành chiến thắng trong một cuộc thi marathon, hãy tự nghĩ rằng mình chính là một vận động viên. Khi bạn biến thứ bạn muốn trở thành một phần bản sắc của mình, hòa vào con người mình, bạn sẽ thích nghi một cách tự nhiên hơn với những khó khăn, thay đổi trong cuộc sống.  

Ảnh minh họa  

Thực hiện phương châm “Giả vờ cho đến khi thành sự thật” nhưng hãy tỉnh táo để nhớ rằng đó chỉ là “giả vờ”. Nếu bạn không bắt tay vào thực hiện, không mục tiêu nào có thể trở thành sự thật. Thay đổi suy nghĩ và hành động theo thời gian khiến các thói quen chắc chắn dần được hình thành.  

Ngoài ra, bằng cách tập trung vào điều gì đó bạn cảm thấy quan trọng sẽ giúp tạo ra một phản ứng cảm xúc được gọi là “sự nâng cao”, một trạng thái động lực kích thích mọi người muốn trở nên tốt hơn.  

Tự khích lệ bản thân  

Hình thành thói quen tích cực của riêng bạn bằng cách tự thưởng cho bản thân mỗi khi bạn có sự cố gắng thực hiện những thay đổi nhỏ. Hãy tạo ra một hệ thống “phần thưởng” cho riêng mình.  

Xây dựng thói quen trong bộ não của chúng ta giúp giảm lãng phí năng lượng cho những hoạt động tiêu cực. Và việc lặp đi lặp lại một thói quen là điều tốt. Bạn càng khích lệ bản thân sau mỗi lần làm tốt, bạn càng dễ lặp lại những hành động tích cực đó. Và bộ não của chúng ta có dây thần kinh để tiếp nhận những thứ bạn tự thưởng cho bản thân. Vì vậy, kể cả khi phần thưởng nhỏ, thì điều đó vẫn có thể tạo ra sự khác biệt thực sự trong bức tranh lớn.  

Kích hoạt thói quen  

Tạo thói quen bằng cách xác định thời điểm bạn muốn thiết lập chúng. Thời gian và địa điểm là hai câu thần chú để quyết định được bạn muốn làm gì, vào lúc nào và ở đâu. Thay vì nói “Tôi sẽ bắt đầu làm bài tập”, hãy nói “Sau bữa tối, tôi sẽ làm bài tập trong 2 tiếng tại thư viện”. Điều này sẽ giúp xác định chính xác những gì bạn cần mỗi ngày, cho phép bạn theo dõi và tập trung vào các thói quen mới.  

Ảnh minh họa  

Tìm ước mơ, từ bỏ mục tiêu 

Bạn yêu thích ẩm thực, bạn có thể nấu ăn rất ngon và bạn nhận ra rằng mình muốn trở thành một đầu bếp. Nếu dừng lại ở đó, tất cả chỉ là mơ mộng hão huyền hay xây dựng kỳ vọng về bản thân quá mức. Có mục tiêu và ước mơ là điểm khởi đầu cho những dự án mới.  

Nếu chuyển đổi mong muốn của mình thành những mục tiêu lớn, bạn có thể kích thích sự lo lắng không cần thiết. Hãy loại bỏ căng thẳng ra khỏi con đường của bạn. Bạn cũng sẽ tránh được “sự ngụy biện”, cạm bẫy tâm lý xảy ra khi chúng ta xây dựng kỳ vọng quá nhiều, và sau đó cảm thấy thất vọng khi chưa đạt được mục tiêu. Lời khuyên là hãy giữ những ước mơ và đặt mục tiêu nhỏ trước khi đề ra những mục tiêu lớn hơn.   

Theo GDVN

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Kem dưỡng dành cho da mụn siêu đỉnh mà ít người biết