Lời khuyên tài chính hữu ích cho các cặp vợ chồng mới cưới

2021-07-20 14:30
- Tài chính không phải là chủ đề lãng mạn trong cuộc trò chuyện của các cặp vợ chồng mới cưới, nhưng lại vô cùng quan trọng. Đó là lý do các cặp đôi cần tham khảo những lời khuyên tài chính để quản lý tiền bạc của gia đình một cách tối ưu.

Thảo luận về vấn đề tài chính của gia đình hai bên  

Chia sẻ cách chi tiêu của gia đình 2 bên là cách tuyệt vời để cặp đôi mới cưới thảo luận về tương lai. Tiết lộ cách cha mẹ bạn xử lý tiền bạc, những gì bạn học được từ cách quản lý tiền bạc của họ, cách họ dạy bạn tiết kiệm hoặc chi tiêu có thể là thông tin hữu ích cho vợ chồng bạn.  

Việc này cũng có thể giúp hai vợ chồng tìm ra vấn đề về tài chính, hoặc có khoản nợ nào cần cáng đáng giúp gia đình 2 bên hay không. Hai vợ chồng cũng sẽ hiểu nhau hơn để cùng giải quyết vấn đề tài chính một cách hài hòa.   Hai vợ chồng nên thảo luận xem liệu cả hai sẽ sử dụng tài khoản ngân hàng chung hay riêng. 

Quyết định nên lập tài khoản ngân hàng chung hay riêng?  

Hai vợ chồng nên thảo luận xem liệu cả hai sẽ sử dụng tài khoản ngân hàng chung hay riêng. Cả hai cách này đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định.  

Nếu chọn giữ 2 tài khoản ngân hàng riêng biệt, bạn sẽ phải đặc biệt chú ý đến việc lập ngân sách và tách bạch các hóa đơn giữa hai người. Còn nếu chọn sử dụng tài khoản ngân hàng chung thì có nghĩa là cả hai vợ chồng đều có quyền kiểm soát và nghĩa vụ đóng góp cho tài khoản đó. Điều này làm cho cuộc sống dễ dàng hơn khi tiền bạc được quy về một mối, việc theo dõi chi tiêu và thanh toán các hóa đơn cũng dễ dàng hơn. Nhược điểm của tài khoản chung này là dễ phát sinh vấn đề, khi vợ hoặc chồng quản lý tài chính không tốt hoặc thường xuyên chi tiêu quá mức.  

 Lời khuyên tài chính hữu ích cho các cặp vợ chồng mới cưới

Lập kế hoạch ngân sách cho gia đình  

Khi hai bạn đã kết hôn và sống chung, hai người sẽ cần phải lập ngân sách gia đình hàng tháng. Đầu tiên, cần xác định mức thu nhập định kỳ mỗi người sẽ đóng góp vào ngân sách. Tiếp theo, lập danh sách các chi phí hàng tháng của gia đình bạn như hóa đơn, giải trí, thế chấp, bảo hiểm, các khoản vay và các khoản nợ khác.  

Bạn hãy nghiên cứu danh sách này và cắt bỏ những khoản chi không cần thiết. Lập ngân sách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về số tiền cần có hàng tháng, giúp bạn giải quyết các khoản nợ và tránh bội chi.  

Thường xuyên thảo luận về tài chính  

Không nên mập mờ về vấn đề tài chính của gia đình. Tùy vào thời điểm khác nhau trong cuộc sống hôn nhân của bạn mà thu nhập, giá cả sinh hoạt, nhu cầu sống cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, hãy tạo thói quen xem xét tài chính của gia đình bạn hàng tháng hoặc hai tháng một lần để đảm bảo luôn kiểm soát tốt ngân sách gia đình.  

Lời khuyên là vợ chồng bạn nên biến câu chuyện tài chính thành một cuộc thảo luận thú vị. Tiền bạc là một chủ đề nghiêm túc, tuy nhiên tốt nhất là hai bạn nên trò chuyện với nhau một cách chân thành, vui vẻ. Có thể lên kế hoạch cho một cuộc thảo luận về tài chính trong một bữa ăn nhẹ, thưởng thức một vài chiếc bánh ngon hay trong chuyến dã ngoại.   Hãy thảo luận về tài chính gia đình trong bối cảnh vui vẻ, chân thành. 

 Lời khuyên tài chính hữu ích cho các cặp vợ chồng mới cưới

Hãy trung thực về khoản nợ của bạn  

Hãy trung thực với nửa kia của mình và điều này đặc biệt đúng khi nói về tiền bạc. Đừng phóng đại về thu nhập của mình, cũng đừng nói dối về số nợ bạn có. Nhiều người cảm thấy xấu hổ khi mắc nợ, nhưng sự thật là mọi người đều có thể mắc nợ vào một thời điểm nào đó trong đời. Đây có thể là khoản vay dành cho sinh viên, khoản nợ thẻ tín dụng, khoản thế chấp hoặc khoản vay mua ô tô. Dù thế nào đi nữa, hãy cho nửa kia biết về bất kỳ khoản tiền nào bạn nợ trước khi kết hôn.  

Một khi hai bạn đã thảo luận cởi mở về bất kỳ khoản nợ nào có thể mắc phải, hãy đặt mục tiêu giải quyết chúng vì cả hai đã là vợ chồng. Bạn có thể không cảm thấy mình có trách nhiệm phải trả món nợ mà vợ/chồng bạn đã có trước khi hai người kết hôn. Tuy nhiên, khoản nợ đó có thể khiến hai bạn gặp khó khăn hơn trong việc vay nợ hoặc mua nhà cùng nhau. Do đó, bạn có thể giảm nợ nhanh hơn nếu làm cùng nhau.  

Hãy lập một quỹ khẩn cấp  

Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc khi bắt đầu một quỹ khẩn cấp sau khi kết hôn. Tài khoản tiết kiệm này là một cách tuyệt vời để dành tiền mặt cho những trường hợp khẩn cấp hoặc những dịp đột xuất. Ví dụ, nếu bạn mất việc, nếu bạn có con, sửa nhà, chữa bệnh và còn nhiều sự việc đột xuất khác.  

Hãy lập tài khoản tiết kiệm bằng tên của cả hai vợ chồng bạn và thiết lập chuyển khoản tự động thông qua ứng dụng ngân hàng trực tuyến hoặc gửi tiền vào tài khoản hàng tháng. Quỹ khẩn cấp sẽ tăng dần theo thời gian và giúp bạn yên tâm nếu có bất kỳ vấn đề bất ngờ nào phát sinh.  

Đừng che giấu thói quen chi tiêu của bạn  

Một vấn đề phổ biến gây ra xung đột trong hôn nhân là vấn đề bội chi. Chi tiêu quá tay có thể gây ra nợ nần chồng chất, gây mất lòng tin giữa hai vợ chồng và thể hiện sự thiếu tôn trọng trong hôn nhân. Hãy tránh những vấn đề này trong mối quan hệ bằng cách hỏi ý kiến vợ/chồng trước khi thực hiện các giao dịch lớn, chi tiêu nhiều tiền và cởi mở, trung thực về thói quen chi tiêu của bạn.  

Có những buổi hẹn hò hợp túi tiền  

Hãy tìm những điều lãng mạn, vui vẻ và thực hiện chúng mà không làm ảnh hưởng đến ngân sách gia đình. Các cặp vợ chồng mới cưới rất dễ bị cuốn vào những bữa tối đắt tiền, đi chơi hoặc hưởng thụ một cách thường xuyên và tốn kém.  

Tuy nhiên, vợ chồng bạn vẫn có thể tận hưởng những buổi hẹn hò để bồi đắp thêm tình cảm. Có rất nhiều ý tưởng hẹn hò tại nhà tuyệt vời và tiết kiệm dành cho các cặp đôi. Bạn có thể tổ chức một bữa tiệc nướng thịt, một buổi hẹn hò ở spa hoặc nấu một bữa ăn cùng nhau. Có rất nhiều ý tưởng hẹn hò dành cho các cặp đôi với ngân sách tiết kiệm. 

Lập các mục tiêu tài chính  

Đặt mục tiêu có thể giúp bạn đạt được tầm nhìn lớn trong cuộc sống. Khi bạn đặt mục tiêu, hãy nhớ làm cho chúng cụ thể và có thể đo lường được. Việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng rất tốt.  

Ví dụ, mục tiêu ngắn hạn sẽ là tiết kiệm cho các kỳ nghỉ hoặc tiết kiệm cho Tết. Các mục tiêu này thường từ 12-24 tháng. Các mục tiêu trung hạn đòi hỏi nhiều kế hoạch hơn một chút và nhiều vốn hơn các mục tiêu ngắn hạn. Ví dụ, tiết kiệm cho một chiếc xe hơi hoặc một khoản đặt cọc cho một ngôi nhà.  

Các mục tiêu dài hạn sẽ cần nhiều kế hoạch và quyết tâm hơn để đạt được. Những mục tiêu này bao gồm những thứ như tiết kiệm để nghỉ hưu hoặc trả nợ mua nhà. Vì vậy, tạo ra các mục tiêu tài chính là một trong những lời khuyên quan trọng nhất cho các cặp đôi mới cưới, giúp hai người thiết lập tầm nhìn cho cuộc sống chung.  

Lên kế hoạch nghỉ hưu  

Nghỉ hưu sẽ là một phần quan trọng trong cuộc hôn nhân của bạn. Đây là thời gian mà bạn thư giãn, khởi động và bắt đầu dành thời gian thực sự chất lượng cho nhau. Bạn có thể lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu bằng cách thiết lập các tài khoản tiết kiệm hưu trí.  

Bạn cũng có thể nói chuyện với một cố vấn tài chính về việc đầu tư khi đã nghỉ hưu. Điều quan trọng là phải đa dạng hóa danh mục đầu tư để xây dựng tài khoản hưu trí một cách hiệu quả. Hạn chế chi tiêu không cần thiết và lập ngân sách phù hợp khi vẫn còn làm việc cũng là những gợi ý tuyệt vời.

Theo VOV

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bỏ thuốc lá - Chưa bao bao giờ dễ tới vậy!