Trẻ có đàm trong cổ mà không chữa trị dứt điểm có thể gây nên mối nguy hiểm này mà cha mẹ chớ thờ ơ

2018-10-05 15:00
- Nhiều người tưởng khi trẻ bị ho, viêm họng... xuất hiện đờm trong cổ họng rất bình thường, tuy nhiên có nhiều trường hợp đờm gây nên khó thở, ngưng thở đột ngột ở trẻ.

Ngạt đờm do nhiều nguyên nhân

Theo ThS,BS Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn), hiện nay thời tiết đang giai đoạn chuyển mùa nên nhiều trẻ bị mắc viên đường hô hấp. Sau khi bị viêm đường hô hấp, trẻ xuất hiện đờm trong cổ họng. Nguyên nhân  có đờm ở trong vòm họng chính là triệu chứng thường thấy trong một số bệnh lý ở tai mũi họng, bệnh viêm xoang, căn bệnh viêm amidan, nhất là chứng bệnh viêm họng do tình hình thương tổn niêm mạc vùng họng, kích ứng cơ chế sản sinh đờm, gây ra bệnh ho và nhiều dấu hiệu ở cổ họng khác. Ngoài ra, bệnh sởi, bệnh ho gà, căn bệnh thủy đậu,… cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng có đờm ở trong vòm họng và còn nhiều bệnh lý khác gây nên.

Khi trẻ bị mắc đờm tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng ngứa ngáy khó chịu và làm cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Tuy nhiên, hết cục đờm này thì chất nhầy lại tiếp tục được tạo ra và tạo thành cục đờm khác trong cổ họng. Quá trình này kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị ho có đờm đặc biệt vào ban đêm. Khi trẻ bị đờm nếu không được làm sạch thì sẽ gây hiện tượng khó thở cho trẻ, nhiều trường hợp trẻ thể trạng yếu mà có quá nhiều đờm trong cổ họng rất nguy hiểm gây tắc đường thở có khi dẫn đến việc ngưng thở.

Theo bác sĩ Huệ việc trẻ ngưng thở nguy hiểm, khi bị ho cảm sổ mũi, nếu người lớn có thể tự tống đờm ra ngoài thì trẻ gặp nhiều khó khăn bởi trẻ không tự xoay sở được. Một trở ngại khác dễ khiến trẻ bị ngạt khi nhiều đờm là do trẻ nhỏ chỉ thở duy nhất bằng đường mũi mà không thể thở bằng miệng. Trẻ bị ngạt đờm có thể gây tím tái, ngưng thở do đường thở của trẻ nhỏ và tính đàn hồi kém.

 

Khi trẻ bị ngạt đờm dẫn đến ngưng thở rất nguy hiểm

Khi trẻ có đờm cần điều trị sớm

Điều cha mẹ cần chú ý

Theo bác sĩ Huệ, khi trẻ có quá nhiều đờm trong cổ họng người ta có thể dùng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi và các loại thuốc long đờm, bơm nước muối sinh lý giúp đàm nhớt bớt đặc dính.

Cũng theo bác sĩ Huệ, khi trẻ bị ngưng thở do ngạt đờm, các mẹ nên sơ cứu như trường hợp trẻ bị hóc dị vật, giữ em bé nằm sấp giữa cánh tay của bạn, cho đầu của em bé thấp hơn so với phần còn lại của cơ thể. Bạn có thể tì cẳng tay của bạn trên chân của bạn để hỗ trợ.

Vổ em bé một cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, 5 lần vào giữa lưng bằng cách sử dụng gan bàn tay của bạn. 

Với biện pháp vỗ lưng, đặt trẻ dọc theo cánh tay người cấp cứu, đầu trẻ thấp. Người cấp cứu đặt tay dọc lên đùi mình, bàn tay giữ vào cằm trẻ giúp cho đường thở của trẻ luôn được mở thông thoáng và dùng gót bàn tay còn lại vỗ lên lưng trẻ 5 lần liên tiếp. Tuy nhiên, cách tốt nhất cần sơ cứu và đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất.

Trong những trường hợp trẻ có biểu hiện ngạt do đờm lâu mà không khỏi, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được điều trị toàn diện bệnh lý hô hấp  và tìm ra nguyên nhân chính gây ra ứ đọng đờm ở trẻ.

Phúc Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 trào lưu làm đẹp 'lỗi mốt' bỗng dưng phát sốt