Cùng chồng “song kiếm hợp bích” mở xưởng may váy cưới 30 triệu đồng, cô chủ 8x Hà thành được “sống theo cách mình muốn”

Thu Hà 2017-12-04 06:57
- Không vốn liếng, không từng làm công việc liên quan đến cưới hỏi, không có người hỗ trợ, thế nhưng được sự ủng hộ từ chồng, chị Tâm đã tạo dựng thành công xưởng may váy cưới "đắt hàng" tại đất Hà thành.

Nhỏ nhưng “có võ”

Vóc dáng nhỏ bé nhưng chị Tâm (sinh năm 1986, chủ xưởng váy cưới) khiến người khác khâm phục bởi niềm đam mê lớn lao mà chị dành cho “nghiệp” may váy cưới.

Trước khi đến với váy cưới, chị Tâm vốn là kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu. Cảm thấy nhàm chán với những con số và phép tính dài dằng dặc, chị đã làm thêm công việc bán váy cưới giúp một người chị từ Sài Gòn ra Hà Nội lập nghiệp.

Cùng chồng “song kiếm hợp bích” mở xưởng may váy cưới 
cô chủ 8x Hà thành được “sống theo cách mình muốn”

Chị Tâm, chủ xưởng may váy cưới . 

Chị Tâm làm với ý nghĩ giúp chị là chính. Bản thân chị cũng không ngờ duyên số đưa đẩy chị đến với công việc nhiều sự cạnh tranh này.

Năm 2010, chị Tâm quyết định nghỉ việc kế toán, bước vào con đường kinh doanh váy cưới với số vốn 30 triệu đồng hoàn toàn là tiền vay mượn. Chị muốn bứt khỏi cái kén an toàn mà chị đã “cố thủ” ở trong đó bao lâu này.

Cùng chồng “song kiếm hợp bích” mở xưởng may váy cưới 
cô chủ 8x Hà thành được “sống theo cách mình muốn”

Làm nghề thiết kế váy cưới là "được" mặc váy cưới thường xuyên, mặc dù đã là cô dâu từ lâu.

Biết một cửa hàng váy cưới cần thanh lý đồ, chị đã tìm đến mua lại toàn bộ váy vóc. “Nhiều năm theo đuổi công việc may váy cưới, bà chủ cửa hàng ấy muốn nhìn thấy số váy vóc đó được trao vào tay người có tâm. Tôi đã được bà đồng ý để lại toàn bộ váy cưới giá 500.000 đồng/ chiếc”, chị Tâm kể lại.

Không rõ động lực nào thúc đẩy đã khiến một cô gái nhỏ bé như chị có thể lặn ngụp trong cái kho váy để lựa chọn và thuê cả xe tải để “khuân” váy về nhà. Một tháng trời sau đó, chị chỉ dành để giặt giũ và chỉnh sửa váy vóc.

Cùng chồng “song kiếm hợp bích” mở xưởng may váy cưới 
cô chủ 8x Hà thành được “sống theo cách mình muốn”

Vợ chồng "song kiếm hợp bích" vượt qua khó khăn khi mới mở dịch vụ chụp ảnh cưới. 

Chồng chị Tâm vốn là người rất đam mê nhiếp ảnh. Vợ chồng chị đã “song kiếm hợp bích” mở ra dịch vụ chụp ảnh cưới.

Dành 5 triệu đồng ít ỏi còn sót lại, chị sắm tủ kính thanh lý, một cốp đồ trang điểm. Ảnh viện nhỏ bé, đơn sơ đã ra đời tại phố Trưng Nhị, Q. Hà Đông, Hà Nội sau một thời gian ngắn chuẩn bị.

"Dự án" chung của hai vợ chồng chị nhỏ bé đến nỗi rất nhiều người qua lại chẳng biết sự tồn tại của nó trên một con phố sầm uất.

Cùng chồng “song kiếm hợp bích” mở xưởng may váy cưới 
cô chủ 8x Hà thành được “sống theo cách mình muốn”

Những khoảnh khắc lên hình rất tự nhiên của cô dâu là "điểm cộng" cho dịch vụ chụp ảnh cưới.

Chị Tâm trở thành thợ photoshop, thợ trang điểm, stylish kiêm…tư vấn khách hàng. Còn chồng chị là “phó nháy” của ảnh viện. Vợ chồng chị đã ghi “điểm cộng” trong lòng cặp uyên ương bằng cách để cô dâu chú rể được thỏa sức sáng tạo trong từng khuôn hình, thay vì gò ép họ tạo dáng.

Chị không thể quên những ngày cả hai vợ chồng bêu đầu dưới nắng và đêm thì thức trắng để thiết kế, hoàn thiện album. Có lần đi chụp ảnh cùng khách, xe chạy qua nhà bố mẹ đẻ nhưng chị chỉ kịp nhắn cho bố cái tin “Bố ơi, con mệt quá” rồi tắt máy, sống mũi cay xè, nước mắt lặn vào trong.

Học may váy cưới “thần tốc”

Ba năm sau khi mở ảnh viện, chị Tâm đi học may váy cưới. Được chồng ủng hộ, chị khăn gói lên Phú Thọ học may váy “thần tốc” chỉ trong một tuần với tâm thế “không gì là không thể”.

Việc đầu tiên khi chị về Hà Nội là tháo tung một số chiếc váy cũ, cắt cụp các kiểu để cho ra lò chiếc váy cưới đầu tay. Dù chiếc váy này chưa đẹp long lanh như chị mong muốn nhưng nó đã giúp chị hiểu cách lên ý tưởng và các bước may một chiếc váy cưới. Xưởng may váy cưới đã hình thành với ba chiếc máy may và vài người thợ.

Cùng chồng “song kiếm hợp bích” mở xưởng may váy cưới 
cô chủ 8x Hà thành được “sống theo cách mình muốn”

Một trong hàng trăm nghìn chiếc váy chị Tâm Nguyễn thiết kế.

Thời điểm đó, trung bình một thợ một ngày làm cật lực được tối đa hai chiếc váy loại phổ thông. Váy đuôi cá cần mất hơn một ngày làm liên tục mới có thể hoàn thành.

Dần dần từng bước cửa hàng váy cưới của chị Tâm đã trở thành địa chỉ may váy cưới quen thuộc với nhiều ảnh viện áo cưới và các cặp đôi. Chị Tâm có khách buôn ở nhiều tỉnh thành khác nhau, thậm chí váy cưới của chị hiện đã vượt ra ngoài dải đất hình chữ S, trong đó, Sài Gòn luôn là thị trường lớn.

Cùng chồng “song kiếm hợp bích” mở xưởng may váy cưới 
cô chủ 8x Hà thành được “sống theo cách mình muốn”

Váy cưới đuôi cá điệu đà, phá cách nhưng vẫn quý phái. 

Từ một xưởng may nhỏ với vài nhân công, hiện xưởng may váy cưới của chị Tâm đã lên tới 80 nhân viên thường xuyên “làm không hết việc”. Chị Tâm tiết lộ riêng thu nhập của nhân viên bán hàng của chị mùa này có thể lên tới 12 triệu đồng mỗi tháng. Với thợ may váy cưới trong mùa cưới, họ có thể yên tâm với mức thu nhập khoảng 20 triệu đồng, tùy theo tay nghề.

 “Tất nhiên bây giờ làm gì cũng đều phải ra kinh tế nhưng có niềm đam mê thì mới sống được lâu dài với bất cứ nghề nghiệp nào. Công việc may váy cưới đòi hỏi phải sáng tạo, đổi mới liên tục các mẫu váy. Nếu như không đam mê, yêu thích thì chắc chắn sẽ cạn kiệt ý tưởng.

Nếu làm ăn không thật, không chân thành thì chắc chắn sớm muộn sẽ bị đào thải trong thời buổi thông tin ngập tràn trên mạng xã hội”, chị Tâm đúc kết.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 cách detox cực nhanh giúp bạn gái có được làn da trắng sứ, mềm mịn như nhung đón xuân về