Cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng nhanh nhất không cần dùng thuốc

Minh LT 2024-04-19 17:18
- Hạ sốt cho trẻ bằng gừng đang là giải pháp cắt cơn sốt nhanh cho trẻ chỉ sau một thời gian ngắn. Xem ngay bài viết dưới đây của Emdep.vn để cập nhật nhanh cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng không cần dùng thuốc để có thêm giải pháp chăm sóc trẻ phù hợp nhé!

Gừng, nguyên liệu tự nhiên quen thuộc trong hầu hết gia đình Việt. Không chỉ làm gia vị cho các bữa ăn, gừng còn có thể được sử dụng như một giải pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả, đặc biệt là giúp hạ sốt nhanh cho trẻ mà không cần dùng đến thuốc. Vậy bạn đã biết cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Emdep.vn để có thêm cách hạ sốt cho trẻ không cần dùng thuốc nhé!

Tác dụng giúp hạ sốt của gừng

Trước khi khám phá cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng, chúng ta cùng tìm hiểu qua tác dụng giúp hạ sốt của gừng nhé.

Gừng là một trong những nguyên liệu tự nhiên được nhiều phụ huynh tin dùng để giúp hạ sốt cho trẻ em. Với tính chất kháng vi khuẩn và khả năng kích thích tiêu hóa, gừng có thể giúp cơ thể đối phó với các vi khuẩn và virus gây sốt một cách hiệu quả. Ngoài ra, gừng cũng có thể kích thích tiết mồ hôi, giúp cơ thể tản nhiệt tự nhiên hơn, giảm cảm giác khó chịu khi sốt, hỗ trợ quá trình giảm sốt.

Tác dụng giúp hạ sốt của gừng

Gừng có khả năng kích thích tiết mồ hôi giúp hạ sốt

Cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng

Đầu tiên, hãy đun sôi một lượng nước cần thiết để pha nước gừng cho trẻ.

Cắt 2-3 lát gừng thành các lát mỏng và sắt mỏng, giúp tinh chất trong gừng dễ dàng hòa tan vào nước.

Cho các lát gừng vào ly nước sôi đã đun, ngâm gừng trong khoảng 2 phút, giúp các hợp chất trong gừng hòa vào nước.

Nếu trẻ muốn nước có hương vị ngọt hơn, bạn có thể thêm một ít đường vào nước và khuấy cho đến khi đường tan hoàn toàn.

Đợi một chút để nước nguội xuống mức ấm dễ uống, nhưng vẫn giữ được độ nóng cần thiết để kích thích sự tiêu hóa.

Khi nước đã đủ ấm, bạn có thể cho trẻ uống nước gừng để hạ sốt.

Cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng

Cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng

Lưu ý khi sử dụng gừng hạ sốt cho trẻ

Sau cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng gừng hạ sốt cho trẻ để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi thường có hệ thống tiêu hóa và miễn dịch yếu hơn, do đó cần phải cẩn thận hơn khi sử dụng gừng cho trẻ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng.
  • Sử dụng gừng với liều lượng phù hợp theo hướng dẫn, không nên sử dụng quá nhiều gừng một lần và không sử dụng gừng quá thường xuyên.
  • Quan sát sự phản ứng của trẻ sau khi sử dụng gừng. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu phản ứng dị ứng nào như phát ban, ngứa ngáy, hoặc khó thở, ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tốt nhất nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng gừng cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ có các vấn đề sức khỏe khác hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.
  • Gừng chỉ nên được coi là một biện pháp bổ sung và không nên thay thế cho chăm sóc y tế nào. Nếu trẻ sốt cao và kéo dài hoặc có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào khác, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Lưu ý khi sử dụng gừng hạ sốt cho trẻ

Sử dụng gừng với liều lượng phù hợp theo hướng dẫn

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Cùng với cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng, dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi hạ sốt cho trẻ tại nhà:

  • Thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể của trẻ để theo dõi tình trạng sốt và đưa ra biện pháp phù hợp.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước để giữ cơ thể được cung cấp đủ độ ẩm và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố.
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi khi bị sốt cần phải được đưa đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp
  • Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá 39 độ C, cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, phát ban, nôn ói hoặc các triệu chứng khác không bình thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ mà cần tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ. Việc sử dụng thuốc một cách không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không nên cho trẻ uống aspirin khi bị sốt, đặc biệt là trẻ dưới 18 tuổi, vì có thể gây hội chứng Reye - một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan và não.
  • Tránh kết hợp các loại thuốc điều trị cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi, trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ.
  • Nếu sử dụng thuốc cảm, hãy thảo luận với bác sĩ nhi khoa để đảm bảo rằng loại thuốc được sử dụng phù hợp với tuổi của trẻ và các triệu chứng cụ thể.
  • Theo FDA, trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng các sản phẩm trị ho hoặc cảm chứa chất làm thông mũi hoặc kháng histamine. Cần thận trọng ngay cả với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Nếu bác sĩ cho phép sử dụng thuốc hoặc cảm, hãy chọn loại phù hợp nhất với các triệu chứng của trẻ và tuổi của trẻ, không tự ý thay đổi loại thuốc mà không được hướng dẫn.
  • Không nên tắm nước lạnh hoặc thoa cồn lên da của trẻ khi sốt, vì có thể làm tăng cơn sốt.

Trên đây là cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã có thêm cách hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc hiệu quả.

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 thần dược cho sức khỏe trong mùa hè