Để không nhập viện sau Tết, bệnh nhân tiểu đường nhất định phải NHỚ BÍ KÍP VÀNG trong ăn uống này

2018-02-14 10:30
- Sai lầm khi ăn uống dịp Tết có thể khiến bệnh nhân tiểu đường bị tăng đường huyết đột ngột.

Ăn nhiều chất béo là sai lầm

Xã hội phát triển hơn kéo theo số lượng người dân bị mắc bệnh tiểu đường cũng tăng lên. Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính suốt đời nhưng có thể kiểm soát được bằng chế độ ăn hàng ngày.

 TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện Trưởng viện y học ứng dụng chia sẻ với PV Emđẹp: “Vào dịp Tết, bệnh nhân tiểu đường thường có tâm lý buông lỏng chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Đây thực sự là sai lầm nghiêm trọng, là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bệnh nhân tiểu đường bị tăng đường huyết đột biến sau Tết”.

Người tiểu đường vui ăn Tết không lo tiểu tăng đường huyết

Chế độ ăn uống hoàn toàn có thể kiểm soát được đường huyết, ảnh minh họa.

Trong những ngày Tết, bệnh nhân tiểu đường dễ mắc phải sai lầm là ăn quá nhiều chất béo, ăn nhiều xôi, bánh chưng khiến cho đường máu dễ tăng. Ngược lại nhiều người lo sợ đường huyết cao lại kiêng khem triệt để, không dám ăn uống gì liên quan đến tinh bột và đường dẫn tới cơ thể bị suy nhược, suy kiệt thể lực.

Dịp Tết thường là nghỉ kéo dài nhưng do quá bận rộn nên người tiểu đường thường bỏ qua luyện tập. Một số khác lại vận động nhiều hơn bình thường như: đi lễ hội xa, tham gia nhiều trò chơi,…Cả hai trường hợp này đều gây biến động đường máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Người tiểu đường ăn Tết như thế nào

TS. Sơn cho hay bệnh nhân tiểu đường vẫn cần phải ăn đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu nhưng cần phải có kế hoạch ăn để phòng biến chứng cụ thể như sau:

Nhóm tinh bột, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Người bệnh nên chọn loại bánh cỡ nhỏ, nhân ít thịt mỡ. Thay vì ăn cơm, xôi, người bệnh nên ăn các chế phẩm như mì, bún…

Với nhóm đạm, nên hầm xương cục cho các món canh hầm, hạn chế ăn thịt đông, thịt kho tàu, giò thủ vì chứa nhiều mỡ, chuyển qua giò nạc, giò bò. Hạn chế ăn các phủ tạng động vật, có thể ăn các loại nem rán, tăng lượng rau củ và kích cỡ nhỏ để hạn chế chất đường.

Với rau củ quả nên ăn nhiều loại rau xanh như: bông cải xanh, bí ngô, đậu, măng tây, cà rốt, hành tây. Hạn chế ăn ngô, khoai tây, khoai lang. Người bệnh tiểu đường nên chọn bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ…

Khi ăn nên chia nhỏ bữa ăn ra nhiều bữa, đảm bảo có 3 bữa chính, 1-2 bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng. Chia nhỏ bữa ăn để tránh tăng đường huyết sau khi nạp “ồ ạt” một lượng thức ăn. Để tránh bệnh nhân bị hạ đường huyết khi ngủ ban đêm, nên ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ, nhưng vẫn ăn dựa trên nguyên tắc hạn chế tối đa chất bột đường.

“Bệnh nhân nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải uống, chỉ nên uống dưới 150ml rượu vang đỏ hoặc dưới 1 lon bia. Với nước ngọt, người bệnh nên chọn loại nước dành cho người ăn kiêng hoặc uống trà xanh, vừa mát vừa tốt cho người tiểu đường”, TS. Sơn chia sẻ thêm.

Ngoài ra, để duy trì đường huyết, người bệnh tiểu đường nên cố gắng giữ nếp sinh hoạt như ngày thường: ăn đúng bữa, luyện tập nhẹ nhàng, nhớ uống thuốc kiểm tra lượng đường huyết hàng người trước và sau bữa ăn.

 

Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn của người tiểu đường phụ thuộc vào từng bệnh nhân béo hay gầy, tình trạng bệnh lý của bệnh nhân (đường máu và lipid máu), tính chất lao động và thói quen ăn uống hàng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, có thể áp dụng chế độ ăn dựa trên quy ước:

- Nằm điều trị tại giường: 25kcal/kg/ngày.

- Lao động nhẹ và vừa (như dân văn phòng):   30 - 35kcal/kg/ngày.

- Lao động nặng:  35 - 40kcal/kg/ngày.

 

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 cách an toàn và dễ làm để rã đông thịt