Quy trình nghiêm ngặt tại BV Phụ sản Trung ương để không trao nhầm con

Thủy Nguyên 2016-03-17 06:59
- Bệnh viện quy định dây đeo mã số của mẹ và bé ở tay được dùng bằng dây nhựa mềm, chỉ có thể dùng kéo mới cắt được.

Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật các thông tin liên quan tới việc trao nhầm con tại nhà hộ sinh ở Hà Nội từ hàng chục năm trước. Đó là trường hợp chị Tạ Thị Thu Trang (SN 10/10/1974) bị trao nhầm tại Nhà Hộ sinh Ba Đình 42 năm trước và chị Lê Thanh Hiền (SN 12/12/1987) bị trao nhầm tại Nhà Hộ sinh Đống Đa 29 năm trước. Cuộc sống, tinh thần của họ bị nhiều xáo trộn từ sau khi phát hiện ra câu chuyện của mình.

Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm Giám định ADN và Phân tích di truyền cũng cho biết, tại trung tâm của bà đã giám định hàng vạn trường hợp, trong đó cũng có 5 – 7 trường hợp trao nhầm con khác nhau.

Trước những thông tin này, nhiều người đặt ra câu hỏi, làm cách nào để không xảy ra tình trạng trao nhầm con tại bệnh viện? Th.s Lê Minh Trác – Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc và Điều trị trẻ sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) phân tích các quy trình của bệnh viện để phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ nguyên tắc để không bị trao nhầm con

Th.s Lê Minh Trác – Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc và Điều trị trẻ sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) 

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thai phụ nhập viện sẽ được vào nằm tại phòng chờ để theo dõi. Nhân viên của bệnh viện có trách nhiệm nhập tất cả thông tin của thai phụ và lưu tại máy tính của bệnh viện bao gồm: Họ tên, tuổi, địa chỉ gia đình, số điện thoại khi nhập viện; dự kiến tên con.

Mỗi thai phụ sẽ có 1 mã số, bệnh án khác nhau. Khi thai phụ chuyển dạ sẽ được các y, bác sĩ chuyển vào phòng đẻ. Sản phụ và con của sản phụ đó được đeo mã số giống nhau, bệnh viện cũng quy định dây đeo mã số của mẹ và bé ở tay được dùng bằng dây nhựa mềm, chỉ có thể dùng kéo mới cắt được. Số được “in chết” vào thẻ nên không thể mờ được trong bất kì trường hợp nào.

Việc đeo số ở tay mẹ và bé được thực hiện nghiêm ngặt trong suốt quá trình thai phụ và trẻ sơ sinh nằm tại viện, kể cả trong lúc tắm cho trẻ, điều dưỡng cũng không được bỏ mã số khỏi tay trẻ.

Quy định chặt chẽ

Khi tắm xong, điều dưỡng giao bé lại cho mẹ và yêu cầu đối chiếu mã số ở tay mẹ và bé. Nếu trùng khớp, mẹ mới được nhận lại con. Cũng theo quy định của bệnh viện, số hồng là con gái, số xanh là con trai.

“Với quy trình chặt chẽ như trên, từ nhiều năm nay, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương không có chuyện nhầm con”, Th.s Lê Minh Trác khẳng định.

Quy trình nghiêm ngặt tại BV Phụ sản Trung ương để không trao nhầm con

Mã số của trẻ sơ sinh

Th.s Lê Minh Trác cũng đưa ra quy trình với trường hợp thai phụ sinh thường và sinh mổ. Với trường hợp sinh thường, ngay sau khi sinh, bé sẽ được trao cho mẹ để người mẹ ôm con. Trường hợp sinh mổ, sản phụ được gây mê tủy sống nên hoàn toàn tỉnh táo:

“Với sinh mổ, sau khi trẻ ra đời, điều dưỡng sẽ đưa con để mẹ nhận diện giới tính, hình hài. Mẹ và bé cũng được đeo bộ dây số giống nhau vào tay. Gia đình cũng cần phối hợp chặt chẽ với bệnh viện để giữ an toàn cho cả mẹ và bé”, Th.s Trác nói.

Khi ra viện, mã số của mẹ và con cũng phải khớp nhau. Thêm nữa, bố mẹ phải mang trình giấy chứng minh nhân dân, mang hồ sơ đối chiếu tên mẹ, tên con, kí nhận sau đó mới được nhận trẻ. Đó là các quy trình chặt chẽ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương để không xảy ra trường hợp trao nhầm con.

Thủy Nguyên

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thực đơn giảm cân với trứng, giúp bạn gái giảm liền 10kg trong 2 tuần, gây sốc cho hội người yêu cũ