Hành trình lịch sử của nụ hôn

Red 2014-05-22 14:07
- Nghi thức hôn cũng như nhiều nét văn hóa khác đã trải qua một hành trình lịch sử hàng nghìn năm, từ khi con người còn lạ lẫm đến mức ghê sợ nó, cho đến khi được công nhận trên toàn thế giới là biểu tượng của tình yêu.
Một sự thật thú vị đến ngạc nhiên, đó là hôn từng không phải là nghi thức biểu đạt tình cảm. Vào thế kỷ 15, khi châu Âu mới khám phá ra châu Phi, Ấn Độ, châu Á và Tân Thế Giới, hành động hôn vẫn còn xa lạ ở nhiều nơi trên thế giới. Khi những người lính Tây Ban Nha có râu thuyết phục những phụ nữ bản địa Mỹ nhắm mắt lại và trao nụ hôn, một vài trong số họ không tỏ ra một chút cảm xúc nào, thậm chí có người còn cảm thấy khiếp sợ. Người Trung Quốc thì thấy toàn bộ ý tưởng về việc hôn ở nơi công cộng thật là tục tĩu. Và khi người châu Phi chứng kiến một cặp khóa môi tình tứ, họ hoàn toàn nghĩ rằng không hiểu có chuyện quái gì xảy ra với những người này: "Nhìn kìa! Họ nuốt nước miếng của nhau, thật bẩn quá!"

Bức ảnh được cho là nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, được chụp tại quảng trường Times (Mỹ) vào 14/08/1945 bởi Alfred Eisenstaedt

Vậy thì hành động hôn bắt đầu như thế nào? Có người cho rằng hôn là phản ánh nhu cầu cơ bản của con người từ hồi còn ẵm ngửa là cần sữa mẹ. Một số khác lại gợi ý rằng nó là cách thức mà phụ nữ và đàn ông từ thưở sơ khai của loài người thể hiện thiện chí, và rằng họ sẽ không cắn lẫn nhau. Một giả thiết nữa thiên về việc người ta hôn nhau với mục đích liếm lên mặt nhau để lấy muối. Một vài nhà nhân chủng học thì tin rằng nụ hôn lãng mạn phát sinh từ một nghi lễ ăn nằm từ thời kỳ đầu.

"Nụ hôn dưới khách sạn l’Hotel de Ville", Robert Doisneau, 1950

Hành động hôn xuất hiện lần đầu tiên được ghi chép trong lịch sử là ở Ấn Độ vào khoảng 4000 năm trước. Những nghiên cứu trong văn học nhấn mạnh thêm rằng việc cọ mũi một cách tình cảm là khởi đầu cho một nụ hôn. Phải đến khi hành động hôn lan truyền và phổ biến đến Đế chế La Mã cổ đại thì nó mới được người dân nơi đây nâng lên thành một hình thức nghệ thuật. Mọi người dân đều hôn bàn tay của Hoàng đế để bày tỏ lòng tôn kính. Đàn ông hôn đàn ông, phụ nữ hôn phụ nữ, người ta hôn bất cứ ai họ yêu quý và tôn trọng, vì thế mà với những người La Mã cổ đại thì hôn đã trở thành văn hóa, và họ là những người hôn nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Người La Mã còn xức thêm nước hoa làm từ thảo mộc của phương Đông lên miệng để việc hôn trở nên dễ chịu và hàm chứa sức mạnh nhiều hơn.

Tượng đất nung tạc khuôn mặt hai người đang hôn nhau được làm ở Tarsus vào thời kỳ La Mã cổ đại

Hôn từng bị cấm vì nguyên nhân sức khỏe. Thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, khi bệnh dịch mụn rộp lan truyền, Hoàng đế Tiberius ban hành lệnh cấm hôn hoàn toàn trên khắp đế quốc.

Trong suốt thời kỳ Trung Cổ ở châu Âu tồn tại một bộ luật cứng nhắc về quy tắc cũng như ưu tiên xung quanh nghi thức hôn. Chỉ những người cùng vị trí xã hội mới được hôn vào môi nhau. Người ở địa vị thấp hơn chỉ được hôn nhẹ và nhanh lên gò má người có địa vị cao hơn. Người ở địa vị vô cùng thấp chỉ được hôn lên đường viền quần áo, hoặc có thể là lên chân hay đôi boot của người ở địa vị cao hơn họ rất nhiều. Từ đó xuất hiện những cụm từ như "boot licker"hay "licking someone's boots". Cuối cùng, tầng lớp thấp nhất và tù nhân khi muốn tiếp cận một ai đó, họ chỉ được phép hôn mặt đất, nơi gần nhất với bàn chân của người ấy.

Vào khoảng thời gian bắt đầu từ năm 1311-1312 về sau, lịch sử nghi thức hôn tiếp tục thay đổi dưới ảnh hưởng của nhà thờ Cơ-đốc giáo ở châu Âu. Hội đồng Vienna (Áo) đã thảo ra một số luật lệ về đạo đức, trong đó, nếu một cặp chưa kết hôn mà có hành động hôn nhau dẫn đến quan hệ tình dục thì sẽ phạm tội rất nghiêm trọng và linh hồn họ sẽ bị nguyền rủa. Nếu việc hôn chỉ đơn thuần để thỏa mãn thú vui hay trải nghiệm cảm giác hồi hộp thì tội ấy có thể dung thứ được, và có thể được bỏ qua sau vài lần chuộc tội. Ở Naples vào những năm 1500s (Italy ngày nay), những người hôn nhau nơi công cộng bị khép vào tội tử hình (!).

Đến năm 1600, không còn thấy ai hôn nhau ở nơi công cộng nữa, nó gần như biến mất; thay vào đó những hình thức như cúi đầu, nhún đầu gối và ngả mũ lại phổ biến hơn vào thời đại của Shakespeare trong suốt những năm 1800. Nói chung, hôn trở thành việc riêng tư. Thậm chí đến thời kỳ cuối những năm 1900, người Mỹ chỉ trích hành động hôn nhau nơi công cộng là "một thói quen đáng bị lên án và không thể được dung thứ trong một xã hội văn minh". Nhà tiên tri Emily Post từng tuyên bố vào năm 1920 rằng phụ nữ và đàn ông khi gặp nhau nơi đông người không nên để xảy ra tình huống dẫn đến việc hôn nhau.

Emily Post (1872 – 1960)

Rồi đến khi phim ảnh ra đời, tiếp theo là Hollywood và truyền hình, quan niệm về hôn hẳn nhiên đã thay đổi. Không ai có thể quên được nụ hôn nổi tiếng nhất trên màn ảnh vào thời kỳ nửa đầu thế kỷ 20 trong bộ phim kinh điển "Cuốn theo chiều gió" (1939). Đó là khi Rhett Butler hôn Scarlet O’Hara sau khi kéo cô ấy chiếc xe ngựa mà họ đã cùng nhau chạy trốn khỏi Atlanta. Và khi Rhett, đứng trước màn sân khấu đỏ lộng lẫy, đề nghị Scarlet một nụ hôn tạm biệt trước khi anh gia nhập quân đội Liên minh. Cũng như nụ hôn của hai diễn viên trong tác phẩm kinh điển khác, phim "Casablanca" (1942), Humphrey Bogart và Ingrid Bergman. Với những ai đã từng say mê bộ phim này cũng như xúc động trước nụ hôn tuyệt đẹp trong phim thì cũng nên nhớ lời Sam Dooley Wilson khi anh hát rằng: "Hãy nhớ điều này, nụ hôn vẫn là nụ hôn, khao khát cũng vẫn là khao khát, những điều cơ bản sẽ vẫn thế dù thời gian có trôi đi".

Nụ hôn của Rhett Butler và Scarlet O’Hara trong phim "Cuốn theo chiều gió"

Vào thời Babylon cổ đại, người ta từng nghĩ rằng nơi nguy hiểm nhất trên cơ thể người chính là cái miệng, bộ phận có thể "mở" ra như lời mời gọi những linh hồn ma quỷ chui vào và chiếm giữ, thống trị toàn bộ cơ thể và linh hồn con người. Song song với quan niệm này, màu đỏ cũng được ghi nhận trong lịch sử là có khả năng cưỡng lại điều đó. Màu đỏ được sử dụng từ rất sớm để phòng tránh sức mạnh ma quỷ. Cả đàn ông và phụ nữ đều tô môi đỏ bằng đất son để không cho phép ma quỷ xâm chiếm cơ thể mình thông qua miệng. Truyền thuyết Babylon cũng ghi lại câu chuyện về thần Marduk bôi đất son lên môi trước trận chiến với rồng Tiamat. Và câu chuyện đó về ma quỷ và màu đỏ chính là nguồn gốc sự ra đời của thỏi son môi "lipstick" thời nay.

  Tô son màu đỏ từng có nguồn gốc để phòng tránh ma quỷ thâm nhập vào cơ thể

Red - Libero

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mách bạn những mẹo đơn giản để điện thoại không bị hacker 'ghé thăm'