Vẫn có táo Úc và New Zealand nhập khẩu về Việt Nam

2014-08-21 13:32
- (Em đẹp) - Đây là khẳng định từ đại diện đại lý chính thức của tập đoàn Enza New Zealand tại Việt Nam là Công ty CP Sản Phẩm Việt với phóng viên Emđẹp. Trên thực tế, táo New Zealand đã được nhập khẩu nhiều về Việt Nam.
Clip: Việt Nam vẫn nhập khẩu táo Úc và New Zealand từ đầu năm 2014 đến nay

Đang vào mùa, táo New Zealand được nhập khẩu nhiều vào Việt Nam

Trước thông tin Việt Nam chưa hề nhập khẩu táo Úc, New Zealand trong từ đầu năm 2014 như một số tờ báo đưa tin gần đây, ông Hồ Xuân Hòa, đại diện của công ty CP Sản phẩm Việt (V-Food Việt Nam) cho biết trong 7 tháng đầu năm 2014, công ty đã nhập một số lượng lớn táo New Zealand về Việt Nam và có đầy đủ giấy tờ chứng minh điều này.

Ông Hồ Xuân Hòa - Đại diện V-Food Việt Nam

Theo thủ tục hiện hành, trước khi trái cây được nhập khẩu chính ngạch đến tay người tiêu dùng thì đơn vị nhập khẩu cần phải có đầy đủ các giấy tờ, bao gồm:

1. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) do cơ quan hải quan Việt Nam cấp khi nhà nhập khẩu làm thủ tục thông quan lô hàng tại các cửa khẩu.

2. Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin) do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu cung cấp cho đơn vị xuất khẩu

3. Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu cung cấp cho đơn vị xuất khẩu.

4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp cho đơn vị nhập khẩu.

Trên thực tế, ông Hòa đã cung cấp cho pv đầy các giấy tờ trên, với ngày tháng được ghi trên giấy tờ đều của năm 2014. Ông Hòa cũng cho biết thêm, hàng năm mùa táo New Zealand kéo dài từ tháng 2 - tháng 8. Đối với đơn vị nhập khẩu chính ngạch như V-Food thì trước khi nhập khẩu cần phải đợi việc kiểm định của phía New Zealand đối với các nhà vườn kết thúc, do đó thông thường đợt táo nhập khẩu đầu tiên về tới Việt Nam sẽ rơi vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Ngoài ra, thời điểm này vẫn đang vào mùa táo ở New Zealand, giá cả thường rẻ hơn thì không có lý do gì công ty lại không nhập khẩu về Việt Nam.

Bộ hồ sơ đầy đủ chứng minh táo được nhập khẩu từ New Zealand của V- Food Việt Nam

Đáng chú ý hơn, không chỉ riêng V-Food, qua trao đổi với một số đơn vị bán lẻ táo nhập khẩu khác như Kelver Fruit, Fivimart hay Lotte Mart, pv cũng đều nhận được câu trả lời tương tự.

Đặc biệt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực Vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Xuân Hồng cũng đã khẳng định, thông tin từ đầu năm đến nay, Việt Nam không nhập khẩu táo của Mỹ, Úc và New Zealand là không chính xác và Cục Bảo vệ thực vật cũng chưa bao giờ cung cấp thông tin như vậy. Ngược lại, theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật thì từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 10.229 tấn táo Mỹ, 3.475 tấn táo New Zealand, 2.000 tấn táo từ Úc.

Mặt khác, số liệu táo nhập khẩu trên thị trường có thể còn lớn hơn do được nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch.

Liệu có thể trà trộn táo Trung Quốc và táo New Zealand, Mỹ để bán cùng?

Trên thực tế điều này sẽ ít xảy ra hoặc không khó để người tiêu dùng phát hiện ra. Vì theo ông Hòa, một số giống táo đặc sản của New Zealand hay Mỹ nhập về thị trường Việt Nam như táo Envy, Amborisa, Gala, Queen thì tại Trung Quốc hầu như không trồng được hoặc không nhập về Việt Nam. Do đó người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn mua các loại táo này.

Duy chỉ có giống táo Fuji là ở Trung Quốc trồng nhiều. Tuy nhiên táo Fuji Trung Quốc cũng có những điểm khác biệt với táo Fuji của Mỹ hoặc New Zealand. Cụ thể, về màu sắc bên ngoài, táo Fuji Trung Quốc thường có vỏ màu hồng, chấm vàng trên vỏ táo thường nổi rõ, trong khi đó táo Fuji của Mỹ thường có màu đỏ với các chấm hồng tới đỏ đậm, còn táo Fuji của New Zealand có vỏ màu vàng kem pha đỏ sậm, có các hình sọc chạy dọc quả táo.

Bằng mắt thường, người tiêu dùng cũng có thể phân biệt được màu sắc khá khác nhau giữa 2 loại táo
Fuji Trung Quốc (ảnh trên) và Fuji New Zealand (ảnh dưới)

Ngoài ra, nếu tinh ý một chút, người tiêu dùng có thể thấy độ giòn ngọt của táo Fuji Mỹ hay New Zealand thường hơn hẳn táo Trung Quốc.


Chọn mua và bảo quản táo

Không chỉ riêng sản phẩm hoa quả nhập khẩu mà với bất cứ mặt hàng nào, người tiêu dùng nên chọn mua tại các địa chỉ bán hàng có uy tín. Điều này sẽ giảm thiểu được rủi ro khi mua hàng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần lưu ý, ngay cả khi táo nhập khẩu có nguồn gốc đảm bảo nhưng khi về tới Việt Nam, nếu không được bảo quản đúng cách cũng sẽ làm giảm chất lượng của táo. Táo để lâu ngày hoặc bảo quản không đúng nhiệt độ sẽ bị giảm độ giòn và trở nên xốp và có cảm giác khô nước bên trong so với bình thường. Thông thường, để giữ được trái táo tươi, giòn, ngọt thì môi trường nhiệt độ lý tưởng là từ 0-5 độ C.
 
Những sản phẩm hoa quả nhập khẩu về tới Việt Nam cần được bảo quản trong kho lạnh có nhiệt độ từ 0 -5 độ C

Do đó, người tiêu dùng nên chọn mua táo tại những địa chỉ bán hàng có thể đảm bảo được yêu cầu về nhiệt độ này. Ngoài ra, sau khi mua về, táo cũng nên được bảo quản ở nhiệt độ này nếu bạn muốn trữ lâu dài (với nhiệt độ này, táo có thể giữ được độ tươi trong nhiều ngày mà không cần tới chất bảo quản).

Hải Phong
Ảnh: Nhật Anh
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chăm chỉ thực hiện 4 động tác này vai to đến mấy cũng trở nên thon gọn