Ngày hè đừng quên "làm thân" với rau quả họ bầu bí

2015-06-04 14:59
- Bầu, bí xanh, bí đỏ là những thực phẩm phổ biến trong mùa hè bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe của bạn. Cùng tìm hiểu công dụng của chúng nhé!

Quả bầu giải nhiệt ngày nóng

Quả bầu là món ăn bổ mát, nhiều dinh dưỡng thường được chế biến trong mùa hè. Nó còn là loại thuốc quý trong  dân gian tốt có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, nhuận tràng, chống táo bón...
Bộ phận nào của cây bầu cũng có công dụng chữa bệnh: 
- Quả bầu: có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái đường... 
- Lá bầu: được coi như là một loại thức ăn chống đói.
- Tua cuốn bầu: có tác dụng trị rôm, mụn nhọt.
- Hoa bầu: dùng để nấu nước uống sẽ chống mất nước. Ngoài ra hoa bầu kết hợp với hải sản như tôm, cua,... chống tiêu chảy.
- Hạt bầu: Có tác dụng đối với những người viêm nướu răng, tụt lợi răng. Dùng nước sôi hãm khoảng 10 hạt bầu già sẽ rất tốt cho răng và nướu răng.
tac-dung-cua-qua-bau-trong-ngay-he-nong-01
Quả bầu giúp thanh nhiệt, giải độc, chống táo bón.

Bài thuốc từ quả bầu:

- Nhuận tràng: Bầu luộc chấm muối vừng, một món ăn giản dị, ngon miệng mà có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
- Tiểu đường: Người bị tiểu đường, đái dắt ăn canh bầu hàng ngày cho hiệu quả rất tốt.
- Răng lợi: Sưng mộng răng hay bị tụt lợi có thể chữa bằng cách lấy hạt bầu đun lấy nước ngậm và súc miệng từ 3-4 lần/ngày.
- Bệnh về da: Lấy hoa và tua cuốn của bầu nấu nước cho trẻ tắm, có tác dụng phòng ngừa thủy đậu, sởi, lở ngứa vào ngày hè nóng nực.
- Trị bệnh vàng da: lấy rễ bầu sắc nước uống (có thể cho thêm chút đường).
- Viêm gan, sỏi đường niệu, huyết áp cao: quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml.
- Trị bí tiểu, tiểu tiện: Người bị bí tiểu lấy nửa quả bầu và 5 củ hành sắc lấy nước uống 2-3 lần/ngày.

Bí xanh giúp giảm cân, đẹp da

Bí đao hay bí  xanh (tên khoa học là Benincasa hispada) là loài thực vật thuộc họ Bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu ăn như một loại rau, phổ biến trong mùa hè vì công dụng giải nhiệt và giảm cân, đẹp da. 
Trong trái bí đao có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học quý. Trong 100g thịt trái bí đao có: protein O,4g, các chất đường bột 2,4g, canxi 19mg, phôtpho 12mg, sắt 0,3mg, carôten 0,01mg, vitamin B1 0,01 mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,3mg, vitamin C 16mg và nhiêu hoạt chất sinh học khác.
Toàn bộ cây bí đao đều là những vị thuốc quý:
- Phần thịt của trái bí đao: có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào các kinh tỳ, vị, đại tràng và tiểu tràng, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc. Dùng thịt trái bí đao để chữa các chứng: phù thũng, ho suyễn, tiểu tiện nhỏ giọt, sốt nóng, tiểu đường... 
tac-dung-cua-qua-bau-trong-ngay-he-nong-02
Bí xanh nhiều nước nên rất tốt cho những người muốn giảm cân.
- Hạt bí đao: có vị ngọt, tính mát, vào kinh can; có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, tiêu thũng. Có thể dùng phần hạt này để chữa các chứng: sưng phổi (phế ung), ho nóng nhiêu đờm (đờm nhiệt khái thấu), thủy thũng, cước khí, trĩ lở loét,... 
- Vỏ trái bí đao: có vị ngọt nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ và phế. Có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, nên được dùng để chữa chứng: ung thũng, thủy thũng, ỉa chảy... 
- Lá bí đao: dùng để chữa tiểu đường, sốt rét, tả lị, thũng độc... 
- Dây bí đao (thân cây): vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hoạt lạc thông kinh, hòa khí huyết, trừ phong thấp...

Bài thuốc từ quả bí đao:

- Chữa đái không thông do bàng quang nhiệt, hoặc đái đục ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc, uống nhiều đái sẽ thông.
- Chữa phù thũng (cả mình mẩy và mặt đều phù): Bí đao, hành củ, nấu với cá chép ăn thì sẽ khỏi.
Cũng có thể làm như sau: Vỏ bí đao tươi 30g (khô 10g) sắc đặc uống hàng ngày 2 – 3 lần. Uống nhiều cũng không có tác dụng phụ.
tac-dung-cua-qua-bau-trong-ngay-he-nong-03
Canh bí xanh cuốn thịt thanh nhiệt cho mùa hè.
- Chữa phù khi có thai: Bí đao và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối).
- Chữa ung nhọt ở phổi: hoặc đại tràng (phế ung, tràng ung): Hạt bí đao, bồ công ạnh, kim ngân hoa, ý dĩ (sống), lá diếp cá, mỗi thứ 40g rễ lau 20g; hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống.
- Chữa chín mé đầu ngón tay sưng đau: Lấy lá bí đao giã nát, xào với giấm, đắp rịt vào chỗ đau, khô lại thay.
- Trị cảm nắng, phiền khát: Lấy bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều lần sẽ đỡ.
- Ho gà, viêm chi khí quản: Hạt bí đao 15g, trộn thêm ít đường phèn cùng giã nát, chiêu nước sôi vào uống ngày 2 – 3 lần.
- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường – Khát uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều): Thịt trái  bí đao 30g, vỏ trái bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc uống.
- Chữa hen suyễn: Lấy trái bí non (khi cuống hoa chưa rụng), đem bổ ra nhét đường phèn vào trong, cho vào nồi hấp chín.
- Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt: Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày sau bữa cơm, uống một thìa bột đó và chiêu bằng nước sôi.
- Chống béo phì, giúp giảm cân: Bí đao chế biến thành món ăn như canh bí đao, bí đao luộc... ăn hằng ngày trong thời gian dài sẽ giúp giảm cân, có vóc dáng đẹp.

Bí đỏ giải nhiệt, trị giun sán

Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ Bầu bí. Dây bí đỏ mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà quả có hình dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ; vỏ nâu, vỏ vân, vỏ sẫm màu ; thịt đỏ, thịt hồng, thịt vàng ; có loại nặng trên 100kg.
tac-dung-cua-qua-bau-trong-ngay-he-nong-04
Bí đỏ chín chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Các bộ phận của cây bí đỏ cũng đều là vị thuốc quý:
- Ngọn rau bí: có tính thanh nhiệt, nhuận tràng nhờ chất xơ kích thích nhu động ruột.
- Hoa bí: Hoa bí cũng thanh nhiệt nhuận tràng nhưng hơi chát nên có tính thu sáp nhẹ. Thu sáp nên cầm mồ hôi, cố tinh.
- Quả bí non: chứa đầy đủ các dưỡng chất như khi quả bí đã chín. Ngoài ra nó có khả năng nhuận tràng rất tốt. Nếu bị táo bọn, hãy thêm bí non vào thực đơn của bạn. 
- Quả bí chín: trong 100g quả bí chín sinh 25-30 calori. Thành phần dinh dưỡng của nó bao gồm: 90% nước,8% glucid, 1% protein, 19mg photpho, 430mg kali, 23mg calci, 17mg manhê, 0,5mg sắt, 8mg vitamin C (15% nhu cầu hàng ngày), 22mcg folacin (11%), 1mg beta-caroten. Quả bí đỏ khi chín giúp thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, rất thích hợp để ăn vào mùa hè.
Trong phần thịt quả bí đỏ chứa nhiều vitamin A, nên có tác dụng chữa bênh quáng  gà.
Bí đỏ có khả năng sinh nhiệt thấp nên bạn cũng có thể dùng làm thực đơn giảm cân cho những cô nàng đang thừa cân. 
tac-dung-cua-qua-bau-trong-ngay-he-nong-05
Bí đỏ non giúp nhuận tràng
- Hạt bí: Y học dân gian thường dùng hạt bí để trị giun sán hoặc các bệnh về đường tiết niệu. 
- Ruột bí đỏ: chứa nhiều vitamin E tự nhiên làm tăng sức đề kháng, chống lão hóa, cải thiện chức năng tim mạch. Vì vậy, khi làm món ăn từ bí đỏ, nên tận dụng phần này.

Bài thuốc từ quả bí đao:

- Tẩy giun sán: Chỉ cần bóc vỏ, ăn sống hạt bí đỏ còn tươi hoặc giã nhỏ trộn chung với đường hoặc mật ong, liều dùng từ 100g đến 150g hạt bí tươi đối với người lớn. 
- Bệnh gan: ăn cùi bí đỏ còn sống hoặc nấu với gạo thành cháo hoặc ăn dầu ép từ hạt bí đỏ sẽ rất tốt cho người có bệnh về gan.
- Trị bệnh tiểu đường: dùng hạt bí ép thành nước uống đều đặn hằng ngày.
- Trị bệnh viêm da, mụn nhọt: lấy cùi bí đỏ còn tươi giã nát để đắp lên da, mụn sẽ mất ngay. Muốn dưỡng da, có thể đắp mặt nạ từ cùi bí đỏ tươi giã nát đỏ từ 15 - 20g. 
- Chữa cao huyết áp: Bí ngô 100g, thái miếng bỏ vỏ, lá dâu non 50g rửa sạch, thái nhỏ. Cho 500 ml nước vào nồi, rồi cho bí ngô, lá dâu non nấu canh, nêm muối, mì chính vừa ăn. Canh này có tác dụng hạ huyết áp, tốt với người cao huyết áp. 
(Theo WPN)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách xóa bạn trên Zalo nhanh nhất