Vụ bé 8 tháng bị tiêm nhầm: Kali clorid tiêm tĩnh mạch có thể có nguy cơ gì?

2018-01-19 09:06
- Trong sự việc bé 8 tháng nguy kịch, điều dưỡng đã dùng Kali clorid đường uống thành tiêm.

Trong y tế, Kali clorid được chỉ định tiêm rất cẩn trọng, vì nó thể có nhiều tác dụng phụ không tốt cho bệnh nhân.

Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, Kali clorid có tác dụng bổ sung kali giúp điều chỉnh nồng độ kali máu, phòng ngừa hạ kali máu. Bệnh nhân được kê Kali clorid khi mức độ kali trong máu không đủ (hạ kali máu). Kali có thể cho đường uống tương đối an toàn hoặc dùng đường tiêm tĩnh mạch. Tiêm Kali clorid tĩnh mạch cần áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt và các quy trình bệnh viện để điều chỉnh tỷ lệ an toàn.

Kali clorid tiêm liều cao là một trong 3 thuốc độc được tiêm cho tử tù

Bệnh nhi Tr. 8 tháng tuổi sau khi bị tiêm nhầm thuốc đang rất nguy kịch, ảnh bệnh nhi đang điều trị tại Xanh Pôn.

“Kali clorid đường uống nhưng dùng để tiêm tĩnh mạch sẽ rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới nhịp tim gây ngừng co bóp của tim. Nếu tiêm nhầm Kali clorid cho một bệnh nhi có vấn đề tim bẩm sinh thì nguy cơ tử vong là rất cao”, bác sĩ Hải nói.

Theo chuyên gia, việc dùng Kali clorid đường tiêm cần rất cẩn trọng, vì nó sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ (giảm bạch cầu, tăng kali máu, viêm dạ dày...). Trong nhiều trường hợp, Kali clorid đường tiêm có thể chỉ định để uống. Nhưng Kali clorid đường uống không thể tiêm được, vì quy trình thuốc dùng để tiêm cũng rất nghiêm ngặt. Trong trường hợp thuốc chỉ định tiêm bắp nếu tiêm nhầm tĩnh mạch cũng rất nguy hiểm.

Bác sĩ Hải biết thêm, nếu tiêm nhầm Kali clorid đường uống vào cơ thể, sau vài tiếng Kali sẽ được thải ra ngoài. Nếu bệnh nhân được cấp cứu, hồi sức tích cực, qua vài tiếng đồng hồ coi như giữ được tính mạng.

Theo một chuyên gia khác, Kali clorid là một trong 3 chất độc được tiêm cho tử tù. Natri thiopental được sử dụng để gây bất tỉnh, pancuronium bromua (Pavulon) để gây tê liệt cơ và ngừng hô hấp. Kali clorid gây ngừng tim liều chết ngay là 100 mEq (milliequivalent).

Kali clorid liều tiêm tĩnh mạch là10-20 mEq mỗi giờ khi tiêm nó được đưa vào từ từ cơ thể.  Vì khi tiêm Kali clorid sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để chất điện phân cân bằng trong tế bào. Khi Kali clorid được sử dụng là thuốc độc tiêm với số lượng nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự dẫn điện của cơ tim ngây ra ngừng tim.

Cháu bé đang nguy kịch

Liên quan tới vụ bé 8 tháng tuổi bị nguy kịch sau khi tiêm nhầm Kali clorid đường uống, chiều ngày 18/1, bà Đinh Thị Hồng Hoa, Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, đã thừa nhận điều dưỡng Hoàng Thu Trang tiêm Kali clorid đường uống vào tĩnh mạch cho bệnh nhi Nguyễn Hoàng Tr (8 tháng tuổi).

Sự việc xảy ra vào ngày 15/1. Bệnh nhi Nguyễn Hoàng Tr. nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy... Các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị viêm họng cấp, tiêu chảy cấp và theo dõi bệnh lý tim bẩm sinh.

Đến khoảng 23h cùng ngày, BS trực Vũ Thị Thu Trang có ra y lệnh cho bệnh nhi Tr. uống ½ ống Kaliclorid 10% và theo dõi toàn trạng nhiệt độ, dấu hiệu mất nước, chướng bụng. Tuy nhiên, thay vì cho bệnh nhi uống, điều dưỡng Hoàng Thu Trang lại tiêm Kaliclorid qua đường tĩnh mạch cho bé Tr.

Bệnh nhi Tr. hiện đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng nguy kịch.

 

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 3 chòm sao có vẻ ngoài lạnh lùng như băng nhưng trái tim đa sầu, đa cảm