Vì sao nhiều người Việt không hút thuốc vẫn ung thư phổi?

2016-09-06 06:50
- Các chuyên gia y tế cho hay bệnh ung thư là bệnh của tuổi già do sự tích lũy các yếu tố độc hại của môi trường, tác nhân ung thư theo thời gian. Nhưng gần đây bệnh ung thư đang có xu hướng trẻ hóa nhất đặc biệt là ung thư phổi.

Người không hút thuốc vẫn có thể bị ung thư phổi

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đào Văn Tú, Khoa Nội, Bệnh viện u bướu Trung ương, bệnh ung thư phổi đang ngày càng mắc nhiều ở người trẻ. Nguyên nhân là do sự trẻ hóa của người hút thuốc lá, liên quan tới đột biến gen... Ô nhiễm môi trường có chứa các tác nhân gây ra ung thư.

Thống kê gần đây của bệnh viện K cho thấy hơn 96,8% số trường hợp mắc bệnh ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá. Và 3,2% nguyên nhân mắc ung thư phổi không phải do khói thuốc. Đã có những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi không hề hút thuốc, ăn uống lành mạnh, chăm chỉ thể thao.

Vì sao nhiều người Việt không hút thuốc vẫn ung thư phổi?

Người mắc ung thư phổi không nhất thiết là do hút thuốc lá. Bệnh có thể liên quan tới yếu tố gen, do gen chịu tác nhân gây ra đột biết như tia xạ…", ảnh minh họa.

Chị Đ.H.Tr (25 tuổi, quê Hà Tĩnh) được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn. Gia đình chị Tr. cho biết chị sống rất lành mạnh hàng ngày chị thường tập yoga để giữ gìn vóc dáng. Chị Tr. phát hiện ra mắc ung thư phổi khi thấy hạch nổi bất thường trên cổ. Một điều đáng chú ý là chị Tr. không hút thuốc và trong gia đình cũng không có ai nghiện thuốc lá. Tuy nhiên, khi bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh tật của người nhà trong gia đình thì được biết bố chị Tr. đã bị mắc ung thư qua đời khi còn trẻ.

Trường hợp bệnh nhân Trung, 32 tuổi cũng được cho là không hề nghiện thuốc nhưng vẫn mắc bệnh ung thư phổi. Bệnh nhân Trung có chia sẻ với bác sĩ sống rất lành mạnh ít ăn hàng quán, nhậu nhẹt và thường xuyên tập thể thao. Một tuần anh duy trì đều đặn tập gym 3 lần/tuần. Anh vẫn luôn tự hào với mọi người được trời phú cho tài sản sức khỏe hơn người.

Vào khoảng tháng 2/2014 anh bị cảm cúm và có kèm ho. Sau một tuần uống thuốc kháng sinh tình trạng ho không hề suy giảm. Anh tới phòng khám tư gần nhà khám được các bác sĩ kết luận ho do thay đổi thời tiết, kê kèm đơn thuốc. Uống hết đơn thuốc phòng kê ho vẫn nặng tiếng và cảm thấy đau tức ngực. Quá khó chịu với tình trạng uống thuốc mãi không khỏi bệnh, anh Trung đã tới viện kiểm tra. Sau khi siêu âm chụp chiếu bác sĩ phát hiện phổi anh có khối u.

Qua tìm hiểu bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây ra ung thư do bệnh nhân Trung là do thường xuyên hút thuốc lá thụ động. Ở nhà thì bố anh là người nghiện thuốc lào nên nhà lúc nào cũng có mùi khói thuốc. Thời sinh viên anh ở cùng với bạn có hút thuốc lá.

Bác sĩ Tú cho biết: “Người mắc ung thư phổi không nhất thiết là do hút thuốc lá. Bệnh có thể liên quan tới yếu tố gen, do gen chịu tác nhân gây ra đột biết như tia xạ… Hoặc người bệnh sống trong môi trường có người thân, đồng nghiệp hút thuốc lá đó chính là tác nhân gây ra ung thư phổi. Ung thư phải bệnh lý lây truyền, tuy nhiên ung thư có thể liên quan tới cơ chế di truyền”.

Còn theo GS. Nguyễn Bá Đức, Nguyên giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam thì: “Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hút thuốc lá thu động có nguy cơ mắc ung thư sớm hơn so với người hút thuốc. Là do bệnh phát triển phụ thuộc vào sức đề kháng và biến đổi gen của từng người là khác nhau. Ở người hút thuốc lá thụ động sức đề kháng yếu có thể phát bệnh sớm hơn so với người hút thuốc. Người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao khi làm việc trong môi trường có chất phóng xạ hoặc hít phải Amimăng (tấm lợp xi măng)”.

Ung thư phổi phát hiện sớm có 70% cơ hội sống

Ung thư phổi giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng. Người mắc ung thư phổi được phát hiện sớm có cơ hội phẫu thuật thành công lên tới 70%. Bệnh phát hiện ở gia đoạn muộn thường không còn khả năng phẫu thuật, tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng lên tới 90%.

Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam Nguyễn Bá Đức chia sẻ, đa phần những ca ung thư phổi ở Việt Nam đến viện đều ở giai đoạn muộn, khi khối u đã di căn. Để xác định bệnh sớm cần phải lưu ý tới những dấu hiệu như: Ho dai dẳng kéo dài không khỏi có thể đến hàng tháng; Đau tức ngực dai dẳng; Khó thở càng ngày càng tăng… Ở giai đoạn tiến triển sẽ xuất hiện các triệu chứng đau ngực, ho ra máu, xuất hiện hạch, đau dai dẳng, khó thở khi khối u chèn ép vào đường thở.

Một số bệnh lý ung thư có liên quan tới tiền sử gia đình như Đa polyp đại tràng có tính chất gia đình, đột biến gen BRCA1, BRCA2 (trong ung thư vú và ung thư buồng trứng), xuất hiện ở anh chị em cùng huyết thống. Người mẹ mang gen BRCA1, BRCA2 có thể di truyền sang con.

 

 

 

 

Ngọc Minh

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Yêu xa: Im lặng là dấu chấm hết?