Trẻ sốt cao vào mùa hè nắng nóng, cha mẹ cần chú ý tới triệu chứng nguy hiểm này để đi khám ngay

2018-05-24 08:05
- Khi trẻ sốt, tâm lý của các bậc phụ huynh thường rất lo lắng vội vàng đưa con đi bệnh viện hoặc mua thuốc kháng sinh cho con dùng.

Nắng nóng trẻ dễ nóng sốt

Trong những ngày có thời tiết nắng nóng, sự chênh lệch nhiệt độ ở trong phòng và nhiệt độ ngoài trời lớn khiến cho trẻ nhỏ dễ bị sốt. Khi trẻ Khi trẻ sốt, tâm lý của các bậc phụ huynh thường rất lo lắng vội vàng đưa con đi bệnh viện hoặc mua thuốc kháng sinh cho con dùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai sốt là một phản ứng tốt của cơ thể để chống lại vi rút. Vì vậy khi trẻ sốt cha mẹ không nên quá lo lắng vội vàng ôm con tới viện khiến cho con mắc thêm các bệnh truyền nhiễm. Bệnh viện là nơi có nhiều mầm bệnh tiềm tàng.

Nắng nóng trẻ sốt cha mẹ cần chú ý tới triệu chứng nguy hiểm này để đưa trẻ đi khám ngay

Trẻ bị sốt tới ngày thứ 4 chưa hạ cần phải đưa trẻ đi khám để được điều trị, ảnh minh họa.

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần phải biết cách phân biệt ngưỡng an toàn và nguy hiểm. Nếu trẻ sốt vẫn chơi, ăn uống bình thường ở giai đoạn này gần như không cần phải can thiệt. Trẻ nhỏ sốt thường dễ bị co giật vì vậy khi nhiệt độ của trẻ 38,5 độ C cần phải cho trẻ uống thuốc để phòng co giật. Nếu trẻ sốt tới ngày thứ 4 chưa hạ kèm theo ho cần phải đưa trẻ đi khám sớm. 

“Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ cho trẻ nghỉ ngơi tại phòng mát, uống nước và theo dõi. Nếu trẻ vẫn chạy nhảy, ăn uống sau sốt, trong 3 ngày đầu không phải đi khám. Tới ngày thứ 4 trẻ có thêm triệu chứng  khác như: ho nhiều, không ăn uống được, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để khám và điều trị”, PGS.TS Dũng nói.

PGS.TS Dũng khuyến cáo, hiện rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao co giật không dùng thuốc động kinh hay điện não đồ. Dùng thuốc động kinh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, việc cha mẹ mua thuốc kháng sinh sử dụng khi con bị sốt có thể gây hại cho trẻ. Trẻ sốt do vi rút và vi khuẩn gây ra, có tới ¾ trẻ nhỏ sốt là do vi rút. Nếu trẻ sốt do vi rút thì việc dùng kháng sinh là không có tác dụng.

“Cách biện pháp dân gian dùng bột sắn dây, uống nước lá chỉ có tác dụng thanh nhiệt, nhưng không thay thế thuốc hạ sốt. Các biện pháp vật lý chườm mát, ấm không có tác dụng nhiều khi trẻ bị sốt. Trẻ sốt nên dùng thuốc hạ sống Paracetamon sẽ an toàn hơn so với các loại thuốc khác”, PGS. Dũng cho hay.

Trẻ sốt nên ăn uống như thế nào?

TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng khuyến cáo thêm cha mẹ lạm dụng kháng sinh khi trẻ bị sốt chưa rõ nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Khi con sốt cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ có chuyên môn điều trị đúng, không làm chậm phát triển của con.

“Khi trẻ sốt, nhiệt độ thân nhiệt sẽ tăng vì vậy cần bù nước đầy đủ cho trẻ. Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Cách 2 tiếng ăn một lần với số lượng ít, chọn thực phẩm bé thích ăn hàng ngày, dễ tiêu hóa, mềm, nhạt. Nên cho trẻ ăn các loại hoa quả như: chuối, đu đủ, cam… giúp trẻ dễ tiêu hóa. Cần bổ sung vitamin, sắt, K tăng cường sức đề kháng cho cơ thể”, TS. Sơn chia sẻ.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bảng mắt 10 ô nhà Romand xinh xỉu luôn