Thói quen ăn quá mặn, chấm mạnh tay để ngon miệng khiến nhiều người đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm sau đây

2018-07-18 08:24
- Thói quen ăn quá mặn đang khiến cho người Việt Nam đối mặt với hàng loạt các căn bệnh không lây nhiễm nguy hiểm như: tim mạch, cao huyết áp, đái thoái đường và ung thư.

Theo TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), những thói quen trong sinh hoạt như ăn quá mặn cộng thêm uống rượu bia, hút thuốc, ít vận động... khiến cho người Việt đang phải đối mặt với hàng loạt các căn bệnh mãn tính không lây.

Lý giải về những căn bệnh mãn tính không lây đang trở thành gánh nặng cho xã hội, ông Bắc cho rằng, do người dân Việt Nam chủ quan không có biện pháp dự phòng bệnh và ít khi đi khám nên không phát hiện bệnh sớm.

Cho bớt muối, chấm nhẹ tay giảm nguy bệnh tim mạch, cao huyết áp… và ung thư

Thói quan ăn mặn khiến cho người Việt Nam đối mặt với hàng loạt các bệnh mãn tính không lây và bệnh ung thư, ảnh minh họa.

“Có những bệnh nhân bị tăng huyết áp khi biến chứng đột quỵ, suy thận… vào viện mới biết mình mắc bệnh. Nhiều bệnh nhân bị tiểu đường biến chứng liệt nửa người, mùa lòa, suy thận, loét chi phải cắt, sa sút trí tuệ, biến đổi nhân cách mới tới bệnh viện điều trị thì đã muộn”, TS. Bắc nói.

Nguyên nhân cả hai căn bệnh nguy hiểm trên đến từ những hành vi như hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực, căng thẳng thương xuyên. Và đặc biệt nguyên nhân ít người ngờ tới đó chính là ăn quá mặn.

“Thêm một chút muối, chấm mạnh tay để ăn cảm thấy ngon miệng hay thường xuyên dùng các đồ ăn nhiều muối (muối chua rau, củ, quả) khiến cho lượng muối trong bữa ăn hàng ngày của người Việt cao hơn gấp đôi khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới. Người Việt Nam hàng ngày trung bình ăn 9,5g muối khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới dưới 5g/ một người/ngày”, TS. Bắc nói.

Dự phòng bệnh bằng cách nào

TS. Bắc khuyến cáo hai căn bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường là nguyên nhân quan trọng của bệnh tim mạch và bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam. Đây được coi là kẻ thù số 1 và gây nên 30% số ca tử vong trên toàn quốc (chiếm 1/3 số ca tử vọng ở Việt Nam hàng năm).

 “Hiện nay, các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không lây thường đến các bệnh viện lớn để điều trị. Khi bệnh nhân về nhà vẫn cần có sự giúp đỡ của y tế cơ sở để phòng tai biến tuân thủ điều trị. Tại Việt Nam đang có khoảng trống điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường ở tuyến cơ sở các trạm y tế xã”, TS. Bắc cho hay.

Bộ Y tế sẽ kết hợp với WHO hỗ trợ cho 11 tỉnh tăng cường công tác quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường tại trạm y tế xã lồng ghép với can thiệp giảm ăn muối tại cộng đồng.

Ông Bắc cho biết thêm, đề phòng các bệnh mãn tính không lây cần phải dự phòng nguy cơ giảm muối trong khẩu phần ăn. Với bệnh nhân bị tăng huyết áp, người bệnh phải biết được huyết áp của mình, thay đổi hành vi lối sống và tuân thủ điều trị uống thuốc hàng ngày.

4 nguy cơ dự phòng bệnh mãn tính không lây

Chú ý giảm lượng muối ăn khi chế biến thức ăn, giảm muối khi ăn, giảm các thực phẩm chế biến có nhiều muối.

Thực hiện lối sống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực thông xuyên, không hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu bia.

Hãy thường xuyên đo huyết áp và đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đến cơ sở y tế để khám ngay nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.

Đối với người bị tăng huyết áp hay đái tháo đường, hãy tuân thủ việc điều trị bao gồm thường xuyên dùng thuốc và thực hiện thay đổi hành vi lối sống theo lời khuyên của bác sĩ.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 mẹo nhỏ giúp sạc pin điện thoại iPhone nhanh hơn